Hà Nội

Thuốc trị cúm có ảnh hưởng thai nghén?

24-03-2014 16:00 | Tin nóng y tế
google news

SKĐS - Trước đây, tôi rất hay bị cúm mùa (cúm A/H1N1), nay tôi đang chuẩn bị mang thai. Xin quý báo giải thích giùm thuốc trị cúm có ảnh hưởng tới thai nhi và quá trình mang thai không? Tôi cần phải làm gì để không mắc cúm trong thai kỳ?

Trước đây, tôi rất hay bị cúm mùa (cúm A/H1N1), nay tôi đang chuẩn bị mang thai. Xin quý báo giải thích giùm thuốc trị cúm có ảnh hưởng tới thai nhi và quá trình mang thai không? Tôi cần phải làm gì để không mắc cúm trong thai kỳ?

Đỗ Thị Thơm (Hòa Bình)

Phụ nữ muốn có con khỏe mạnh cần tiêm phòng cúm trước khi mang thai 3 tháng đến 1 năm.

Bị cúm khi đang mang thai là một trong những nỗi lo sợ nhất của các bà bầu. Virut cúm không chỉ khiến thai nhi có nguy cơ bị dị hình, mà khi thai phụ sốt cao cộng với độc tính của virut cũng có thể kích thích co bóp tử cung gây nên hiện tượng sẩy thai hoặc sinh non. Tuy nhiên, khi đang mang thai, việc dùng thuốc trị bệnh lại không được thoải mái và dễ dàng như bình thường. Các chuyên gia sản khoa và truyền nhiễm cho rằng điều trị bệnh nói chung và điều trị cúm cho phụ nữ mang thai rất khó khăn. Do nguyên tắc chung của phụ nữ mang thai là thận trọng sử dụng thuốc vì tác dụng phụ của thuốc có thể dẫn đến sảy thai, dị tật thai nghén, nhiễm độc thai nghén... Các thuốc kháng virut có thể chỉ định dễ dàng cho các đối tượng khác nhưng phụ nữ mang thai muốn sử dụng là vấn đề phải được cân nhắc chặt chẽ giữa bác sĩ truyền nhiễm và bác sĩ sản khoa, mặt khác, phải lường trước được tất cả những hậu quả có thể xảy ra khi sử dụng thuốc. Đối với một số loại bệnh, người ta có thuốc dùng riêng cho thai phụ nhưng đối với thuốc điều trị cúm dành cho phụ nữ mang thai thì vẫn chưa có. Các loại thuốc trị cúm có thể gây ảnh hưởng đến thai nhi, cụ thể các loại thuốc cần tránh là:

Thuốc chống virut như tamiflu, flumadin, relenza hoặc symmetrel: có thể gây ra các nguy cơ khuyết tật bẩm sinh.

Aspirin và ibuprofen: aspirin có thể gây chảy máu thai nhi còn ibuprofen chưa được nghiên cứu ở phụ nữ mang thai.

Tiêu đờm guaifenesin và ức chế ho dextromethorphan: Đây là những chất thường thấy trong sirô thuốc chống cúm, cảm lạnh và ho. Chúng có liên quan đến các biến chứng khi mang thai trong các nghiên cứu động vật.

Lưu ý: Cho dù có phụ nữ mang thai dùng thảo dược trị cúm thì cũng cần tham khảo ý kiến của bác sĩ.

Để hạn chế nguy cơ mắc cúm A/H1N1, biện pháp phòng bệnh vẫn là ưu tiên hàng đầu. Đó là chế độ dinh dưỡng đầy đủ, tinh thần tốt, không nên tiếp xúc với môi trường có nguy cơ lây nhiễm cúm. Cần giữ vệ sinh mũi, họng sạch sẽ. Những phụ nữ có kế hoạch sinh con nên tiêm vaccin phòng cúm trước khi mang thai 3 tháng đến 1 năm. Khi có các dấu hiệu mắc bệnh cúm, không được tự dùng thuốc mà nên đi khám và uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

DS. Hoài Thanh

 


Ý kiến của bạn