Các thuốc kháng sinh được dùng trong điều trị áp xe phổi giúp tiêu viêm và giảm nhiễm trùng.
1. Thuốc kháng sinh nào dùng điều trị áp xe phổi?
1.1 Kháng sinh nhóm beta-lactam trị áp xe phổi
Tác dụng: Sự kết hợp của β-lactam với các chất ức chế β-lactamase (ticarcillin-clavulanate, ampicillin-sulbactam, amoxicillin-clavulanate và piperacillin-tazobactam) là liệu pháp kháng sinh ban đầu được ưu tiên, sau đó là imipenem hoặc meropenem.
Tác dụng phụ của các kháng sinh nhóm beta-lactam chính là dị ứng như nổi mày đay, phù Quincke, phát ban... hoặc thậm chí là sốc phản vệ gây tử vong cho người dùng, tai biến thần kinh, bệnh não cấp, gây chảy máu, rối loạn tiêu hóa do loạn khuẩn ruột với loại phổ rộng.
1.2 Clindamycin
Tác dụng: Clindamycin không còn được khuyến cáo, nhưng vẫn là một lựa chọn thay thế cho những bệnh nhân dị ứng với penicillin. Thuốc cũng ưu thế hơn penicillin về tỷ lệ đáp ứng, thời gian sốt và thời gian điều trị đờm thối do vi khuẩn kỵ khí.
Tác dụng phụ: Có thể gặp phát ban, sẩn nhẹ đến trung bình, có thể kéo dài khoảng QT...
Lưu ý: Cần thận trọng khi sử dụng ở những người có tiền sử viêm ruột, viêm loét đại tràng hoặc viêm đại tràng do kháng sinh.
1.3 Metronidazole
Tác dụng: Metronidazole khi dùng đơn trị liệu dường như không có hiệu quả đặc biệt, do hệ vi sinh vật đa dạng, vì vậy nên kết hợp với penicillin.
Tác dụng phụ của thuốc bao gồm: Buồn nôn, nôn mửa, nhức đầu, co giật, ngất, các ảnh hưởng hệ thần kinh trung ương khác, và bệnh lý thần kinh ngoại vi có thể xảy ra, phát ban, sốt. Metronidazole có thể gây ra vị kim loại và nước tiểu sẫm màu.
1.4 Macrolide
Tác dụng: Macrolide (erythromycin, clarithromycin, azithromycin) có tác dụng điều trị rất tốt trên vi khuẩn gây áp xe phổi.
Tác dụng phụ bao gồm: Rối loạn tiêu hóa, kéo dài khoảng QT, ức chế chuyển hóa gan dẫn đến nhiều tương tác thuốc. Dùng thuốc với thức ăn có thể giúp giảm rối loạn tiêu hóa.
Ngoài ra, tùy từng trường hợp bác sĩ sẽ chỉ định dùng các thuốc kháng sinh vancomycin, cefazolin, nafcillin hoặc oxacillin…
2. Lưu ý khi dùng kháng sinh trị áp xe phổi
- Việc điều chỉnh liều được xem xét ở những bệnh nhân có chức năng thận bị tổn thương. Thời gian dùng kháng sinh thường khoảng 3 tuần nhưng thay đổi tùy theo đáp ứng lâm sàng. Nên kéo dài ít nhất cho đến khi hết sốt, hết đờm thối và dịch áp xe, thường là từ 5 - 21 ngày đối với kháng sinh tiêm tĩnh mạch và sau đó là đường uống, tổng cộng là từ 28 đến 48 ngày.
- Chuyển sang dùng kháng sinh đường uống khi bệnh nhân hết sốt, ổn định và có thể dung nạp chế độ ăn uống. Amoxicillin-clavulanate là thuốc được lựa chọn làm thuốc kháng sinh đường uống điều trị áp xe phổi.
- Đáp ứng hiệu quả với điều trị bằng kháng sinh có thể thấy sau 3-4 ngày, tình trạng chung sẽ cải thiện sau 4-7 ngày, nhưng vết thương sẽ lành hoàn toàn và bình thường hóa trên X quang sau 2 tháng.
- Nếu tình trạng chung hoặc kết quả X-quang không cải thiện và áp xe lớn hơn 6 cm khó có thể giải quyết chỉ bằng liệu pháp kháng sinh... có thể cần can thiệp bằng phẫu thuật, cắt thùy hoặc cắt phổi. Ở những bệnh nhân không đủ khả năng phẫu thuật, việc dẫn lưu qua da và nội soi sẽ được xem xét.
Nội soi phế quản phải là một phần không thể thiếu trong quy trình chẩn đoán và điều trị áp xe phổi. Các biện pháp hỗ trợ chung bao gồm chế độ ăn nhiều calo, điều chỉnh chất lỏng và chất điện giải và phục hồi chức năng hô hấp bằng dẫn lưu tư thế.
- Người bệnh cần tuân thủ tuyệt đối chỉ định và hướng dẫn dùng thuốc của bác sĩ.
- Không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.
- Khi có bất kỳ triệu chứng bất thường nào cần báo ngay cho bác sĩ để kịp thời xử trí.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Cách làm sạch giải độc phổi.