Thuốc thảo dược giảm buồn nôn do hoá trị ung thư

22-12-2022 16:42 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Hóa trị điều trị ung thư thường gây ra nhiều tác dụng phụ. Buồn nôn và nôn khi hóa trị là mối quan tâm lớn với bệnh nhân ung thư. Do tác dụng phụ nguy hiểm của việc dùng thuốc chống nôn, thảo dược được coi như một trong những loại thuốc tích cực ứng phó với tình trạng này.

1. Hóa trị là phương pháp điều trị ung thư phổ biến

Hóa trị được coi là một phương pháp điều trị toàn thân vì thuốc đi khắp cơ thể và có thể tiêu diệt các tế bào ung thư đã lan rộng (di căn) đến các bộ phận của cơ thể cách xa khối u ban đầu (nguyên phát). Điều này làm cho nó khác với các phương pháp điều trị như phẫu thuậtxạ trị.

Phẫu thuật loại bỏ khối u khỏi một phần cơ thể nơi phát hiện ung thư và xạ trị nhằm vào một vùng nhất định của cơ thể để tiêu diệt tế bào ung thư.

Thuốc thảo dược giảm buồn nôn do hóa trị  - Ảnh 1.

Việc sử dụng các loại thuốc hóa trị thường liên quan đến nhiều tác dụng phụ trong đó phổ biến nhất là buồn nôn.

Thông thường, hóa trị được sử dụng cùng với phẫu thuật hoặc xạ trị hoặc cả hai. Đôi khi xạ trị còn được sử dụng với các loại thuốc khác, như liệu pháp nhắm mục tiêu, liệu pháp hormone hoặc liệu pháp miễn dịch.

2. Nôn do hóa trị là mối quan tâm lớn đối với bệnh nhân ung thư

Việc sử dụng các loại thuốc hóa trị thường liên quan đến nhiều tác dụng phụ nghiêm trọng. Các tác dụng phụ thường gặp nhất là buồn nôn, nôn, tiêu chảy, rụng tóc, sạm da, ức chế tủy xương, viêm niêm mạc, rối loạn chức năng buồng trứng, tăng axit uric máu, bệnh thần kinh, bệnh cơ tim, viêm bàng quang, các vấn đề về thận, rối loạn điện giải đã được báo cáo.

Buồn nôn và nôn do hóa trị là một trong những tác dụng phụ nghiêm trọng nhất và là mối quan tâm lớn đối với bệnh nhân ung thư, với tỷ lệ mắc là 54-96%.

Biến chứng này phát triển nhiều nhất trong 24 giờ đầu tiên (giai đoạn cấp tính) sau khi hóa trị và có ảnh hưởng xấu đến cuộc sống cá nhân của bệnh nhân.

Buồn nôn do hóa trị liệu có thể gây ra nhiều vấn đề cho bệnh nhân và đôi khi nghiêm trọng phải ngừng điều trị. Nôn nhiều làm rối loạn điện giải, thay đổi hệ miễn dịch, suy dinh dưỡng và ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống cũng như quá trình điều trị tiếp theo của bệnh nhân.

Việc sử dụng rộng rãi các loại thuốc chống nôn có liên quan đến các tác dụng phụ như tăng huyết áp, nhức đầu... Do đó, một trong những biện pháp ít rủi ro hơn là sử dụng thuốc có thành phần hoạt chất từ thảo dược, đã thu hút được nhiều sự chú ý.

3. Thảo dược giúp ngăn ngừa và điều trị chứng buồn nôn do hóa trị

Các biện pháp thảo dược được sử dụng để ngăn ngừa và điều trị chứng buồn nôn do hóa trị liệu bao gồm gừng, bạc hà, tỏi và hành tây.

3.1 Gừng

Gừng là một trong những vị thuốc nam có tác dụng điều trị buồn nôn và nôn hiệu quả mà không gây tác dụng phụ, đặc biệt được sử dụng để bào chế thuốc chống buồn nôn. Hoạt tính dược lý chính của gừng là gingerbear afisinyl với các hoạt chất như gingerols và shagaols. Các hợp chất này có tác dụng chống nôn, kháng viêm, giảm sưng tấy, giảm căng thẳng, chống ung thư, giảm prostaglandin và làm giảm các vấn đề về tiêu hóa.

Thuốc thảo dược giảm buồn nôn do hóa trị  - Ảnh 3.

Các sản phẩm từ gừng có tác dụng chống nôn.

Các sản phẩm chứa gừng có tác dụng chống nôn thông qua một số cơ chế. Ví dụ, gingerol và shagols làm giảm co bóp dạ dày, nhưng lại làm tăng hoạt động của dạ dày-ruột (tiêu hóa). Chúng cũng có tác dụng kháng serotonin và có tác dụng phá hủy các gốc tự do gây nôn.

3.2 Bạc hà

Bạc hà thường được sử dụng làm hương liệu trong thực phẩm, trà, kem đánh răng, dung dịch giặt và thuốc. Menthol trong bạc hà hoạt động như một chất làm giãn dạ dày làm giảm buồn nôn và nôn bằng cách làm giãn cơ dạ dày và gây tê thành dạ dày. Bạc hà cũng có tác dụng làm dịu. Trị liệu bằng hương thơm với bạc hà cũng có tác dụng tâm lý và giảm buồn nôn và nôn.

3.3 Tỏi và hành tây

Tỏi và hành cũng là vị thuốc có tác dụng chống nôn, buồn nôn, viêm dạ dày, loét dạ dày, chảy máu và loét ruột. Hành tây cũng có thể kích thích quá trình tiêu hóa và tăng tốc độ hấp thụ thức ăn, giảm thời gian đi qua đường tiêu hóa và giúp cải thiện tình trạng buồn nôn và nôn.

Mời xem thêm video đang được quan tâm:

Cẩn trọng với 5 bệnh mùa đông - xuân ai cũng có thể mắc phải | SKĐS

Ds. Phạm Thu Quế
Ý kiến của bạn