Thuốc PrEP dạng uống và dạng tiêm giống và khác nhau thế nào?

23-11-2023 22:00 | Y tế
google news

SKĐS - Dự phòng trước phơi nhiễm (PrEP) là phương pháp điều trị điều trị bằng thuốc HIV dành cho những người âm tính với HIV để ngăn ngừa lây nhiễm. Với việc sử dụng PrEP đúng cách, nguy cơ nhiễm HIV hầu như bị loại bỏ.

PrEP là một biện pháp dự phòng lây nhiễm HIV rất hiệu quả. PrEP được đánh giá và chứng minh là có hiệu quả dự phòng lây nhiễm HIV tới trên 90%. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo sử dụng thuốc kháng HIV để điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) như một biện pháp dự phòng bổ sung trong gói dự phòng tổng thể cho những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.

Năm 2015 WHO khuyến cáo PrEP dạng uống hàng ngày, đến năm 2019 WHO tiếp tục khuyến cáo PrEP viên dạng uống hàng ngày với thời gian ngắn hơn mà chúng ta gọi là PrEP dạng uống. Đến năm 2022 với sự tiến bộ của khoa học và ngành công nghiệp Dược, chúng ta có thuốc kháng virus dạng tiêm (PrEP dạng tiêm) và có thể sử dụng dự phòng trước phơi nhiễm.

Các thử nghiệm về PrEP đã diễn ra ở châu Phi, châu Á, châu Âu, Bắc Mỹ và Nam Mỹ. Hiệu quả của thuốc đã được ghi nhận sau những thử nghiệm lâm sàng trên nhóm nam có quan hệ tình dục đồng giới, chuyển giới nữ, người dị tính và cả những người tiêm chích ma túy.

Nhiều người đặt câu hỏi liệu thuốc PrEP dạng uống và PrEP dạng tiêm có khác nhau không, nên dùng loại nào thì tốt hơn?

Thuốc PrEP dạng uống và dạng tiêm giống và khác nhau thế nào?- Ảnh 1.

PrEP hiệu quả hơn 90% tuy nhiên người dùng cần phải tuân thủ đúng theo khuyến cáo của nhân viên y tế.

Trả lời câu hỏi này, TS. Nguyễn Thị Thúy Vân, Chuyên viên cao cấp, đại diện cho Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết, PrEP dạng tiêm có 2 điểm khác biệt lớn.

Thứ nhất ngay từ tên gọi cho thấy khác nhau, một loại là dùng đường uống và một lại dùng đường tiêm. Thuốc tiêm hiện nay đang có là tiêm bắp và cụ thể là tiêm mông.

Về thời gian sử dụng cũng có sự khác nhau, PrEP uống thì phải uống hàng ngày. Nhưng với PrEP tiêm thì trong tháng đầu tiên (4 tuần mới tiêm một mũi ) và trong vòng 2-3 tháng sau đó cứ 2 tháng mới tiêm một lần. Như vậy khoảng cách người bệnh phải sử dụng thuốc tiêm dài hơn so với việc sử dụng thuốc uống.

Về hiệu quả của thuốc tiêm PrEP và thuốc uống PrEP cũng khác nhau. PrEP đường uống được đánh giá rất hiệu quả trên 90% trong dự phòng HIV qua đường tình dục. Tuy nhiên, thuốc tiêm PrEP lại ưu việt hơn đã có nghiên cứu chứng minh hiệu quả thuốc tiêm có thể lên tới 99%.

"Như vậy để thấy thuốc tiêm và thuốc uống đều cho chúng ta có nhiều lựa chọn cho cộng đồng tùy theo sự lựa chọn xem họ hợp với phác đồ nào thì ta chọn phác đồ đó', TS Vân nói.

Tuy nhiên, TS. Vân cũng lưu ý dù dùng phương án nào cũng phải tuân thủ, uống hàng ngày thì phải tuân thủ đều đặn theo chỉ định của bác sĩ và thường chúng ta uống theo giờ nhất định.

Nếu chọn phương án PrEP tình huống thì đảm bảo giờ giấc theo hướng dẫn của bác sĩ và nhân viên y tế để đảm bảo tính hiệu quả. Ngay cả trước khi ngừng thuốc cũng vậy cần phải tuân thủ theo đúng chỉ định.

Nói về tác dụng phụ của PrEP dạng tiêm và dạng uống TS. Vân cho hay một số người sử dụng PrEP cũng có thể gặp một số các tác dụng không mong muốn.

Chỉ khoảng 10% người sử dụng gặp một số tác dụng phụ nhẹ, thoáng qua lúc đầu, như tiêu chảy, buồn nôn, chán ăn, đau quặn bụng hoặc đầy hơi. Một số người có thể chóng mặt hoặc đau đầu. Các tác dụng phụ này thường kéo dài trong vài ngày hay vài tuần, nhưng thường không quá 1 tháng mà không cần ngừng PrEP. Đặc biệt, phương pháp này an toàn với hầu hết người sử dụng, bao gồm cả phụ nữ mang thai và cho con bú.không PrEP an toàn tới hơn 90% số người sử dụng thuốc.

Thuốc PrEP dạng uống và dạng tiêm giống và khác nhau thế nào?- Ảnh 2.

TS. Nguyễn Thị Thúy Vân Chuyên gia cao cấp của WHO tại Việt Nam.

TS. Vân cũng khuyến cáo, mặc dù sử dụng PrEP có hiệu quả cao và an toàn, tuy nhiên không phải tất cả mọi người có nhu cầu đều có thể đều dùng được PreP. Những người sau đây không dùng được PrEP:

Với PrEP uống hàng ngày, không chỉ định dùng PrEP cho:

- Người có HIV dương tính.

- Người có bệnh lý về thận.

- Người có dấu hiệu nhiễm HIV cấp hoặc có khả năng mới nhiễm HIV.

- Người dị ứng hoặc có chống chỉ định với bất kỳ thuốc nào trong phác đồ PrEP.

- Người nhẹ cân (dưới 35 kg);

- Người phơi nhiễm với HIV trong vòng 72 giờ qua.

- Nếu chỉ có một bạn tình duy nhất, xét nghiệm tải lượng HIV của bạn tình nhiễm HIV đang điều trị ARV <200 bản sao/ml và tuân thủ điều trị tốt.

Với PrEP uống theo tình huống, PrEP cũng không phù hợp với:

- Phụ nữ hoặc người chuyển giới nữ.

- Chuyển giới nam có quan hệ tình dục qua đường âm đạo.

- Nam quan hệ tình dục với nữ qua đường âm đạo/hậu môn.

- Người có viêm gan B mạn tính.

- Người tiêm chích ma túy.

Do vậy cần xét nghiệm trước khi sử dụng PrEP

Trước khi sử dụng PrEP, người dùng cần phải xét nghiệm HIV, và nên xét nghiệm cả chức năng gan và thận. Người dùng đặc biệt lưu ý, thuốc PrEP chỉ dành cho những người âm tính với HIV.

Hiện nay PrEP được cung cấp tại 26 tỉnh, thành phố lớn trên toàn quốc, với tác dụng của PrEP, Bộ Y tế dự kiến sẽ triển khai biện pháp điều trị dự phòng ra tất cả các tỉnh, thành phố trên toàn quốc trong thời gian tới.

Thuốc tiêm PrEP kéo dài nhiều lợi ích trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDSThuốc tiêm PrEP kéo dài nhiều lợi ích trong dự phòng lây nhiễm HIV/AIDS

SKĐS - Việt Nam đã thực hiện một công việc đáng kinh ngạc khi có thể cung cấp dịch vụ chẩn đoán và điều trị HIV phổ cập cũng như đưa ra biện pháp can thiệp kết hợp.




H.Nguyên
Ý kiến của bạn