Hà Nội

Thuốc nhỏ tai: Dùng thế nào cho đúng?

21-06-2018 17:24 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Tai là bộ phận chính đảm bảo chức năng nghe và thăng bằng ở người. Vì thế, việc sử dụng thuốc nhỏ tai sao cho đúng chỉ định và an toàn có ý nghĩa rất quan trọng, đặc biệt là khi dùng ở trẻ em dưới hai tuổi vì dễ bị tổn thương tai dẫn đến trẻ không nghe được, không nói được, để lại một gánh nặng cho gia đình và toàn xã hội.

Các loại thuốc nhỏ tai thường dùng

Thuốc nhỏ tai chủ yếu là những loại thuốc được bào chế dưới dạng dung dịch, một số thuốc bột nguyên chất nhằm đáp ứng cho việc điều trị những bệnh lý về tai chủ yếu là viêm tai. Thuốc nhỏ tai được dùng trong những bệnh lý của tai ngoài và tai giữa. Thuốc nhỏ tai được chia làm hai loại cho những trường hợp viêm tai không thủng màng nhĩ và những thuốc dùng cho viêm tai có kèm theo thủng màng nhĩ.

Nhóm thuốc dùng cho bệnh lý viêm tai không thủng màng nhĩ:

Thường là những thuốc dùng cho viêm ống tai ngoài, eczema ống tai ngoài có bội nhiễm và viêm tai giữa cấp giai đoạn sung huyết. Thuốc thường chứa một trong những kháng sinh thuộc nhóm aminoglycosid là nhóm thuốc có khả năng gây độc cho ốc tai mà hậu quả là điếc không hồi phục. Ví dụ như polydexa với thành phần gồm néomycine sulfate, polymycine B sulfate, dexamethasone métasulfobenzoate.

Thuốc được phối hợp giữa kháng sinh và kháng viêm, có tác dụng như một trị liệu tại chỗ và đa năng do tính kháng viêm của thuốc dùng phối hợp dexamethasone. Do có sự phối hợp của hai thuốc kháng sinh là néomycine và polymycine cho phép mở rộng phổ kháng khuẩn trên các mầm bệnh Gr và Gr - là các tác nhân gây bệnh của ống tai ngoài và tai giữa. Néomycine tiêu diệt liên cầu, Echerichia coli, Klebsiella Pneumonia, Hemophilus Influenza trong khi đó polymycine tác động trên các mầm bệnh Gr-...

Otipax là loại thuốc chứa phenazone và lidocain HCL có tác dụng chống viêm và giảm đau tại chỗ được dùng trong trường hợp viêm tai giữa cấp giai đoạn sung huyết, viêm tai chấn thương do khí áp, viêm tai bóng nước do siêu vi trùng.

Thuốc không đi vào máu trừ trường hợp màng tai bị rách hay xây xước. Phải kiểm tra thật kỹ màng nhĩ của bệnh nhân trước khi cho thuốc. Trường hợp màng nhĩ bị rách, thuốc tiếp xúc với các cấu trúc tai giữa và tai trong gây các tai biến nặng nề như điếc, rối loạn thăng bằng...

Nếu có biểu hiện ngoài da khi quá mẫn cảm với thành phần kháng sinh có trong thuốc nhỏ tai rất cẩn thận khi dùng kháng sinh cùng nhóm đó bằng đường toàn thân phối hợp. Các vận động viên nên lưu ý rằng thuốc này có chứa một thành phần mà hoạt chất đó có thể cho kết quả dương tính khi làm xét nghiệm kiểm tra sử dụng chất kích thích.

Nhóm thuốc dùng cho trường hợp màng nhĩ bị thủng:

Được bào chế bằng những kháng sinh có tính an toàn cao cho ốc tai. Thường dùng là thuốc có thành phần chính là rifamycine sodium. Thuốc có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn Gr và Gr - trong các bệnh nhiễm trùng tai giữa. Rifamycine gây tác động trên các ARN polymerase phụ thuộc AND bằng cách hình thành một phức hợp ổn định gây ức chế sự tăng trưởng của vi khuẩn.

Ngoài ra, còn có thuốc nhỏ tai chứa kháng sinh ciprofloxacine-nhóm quinolone tác động chủ yếu lên các vi khuẩn Gr - và một số vi khuẩn Gr .

Nghiêng tai bị bệnh lên phía trên hoặc nằm nghiêng về một bên. Kéo vành tai ra sau và lên trên (nếu nhỏ thuốc cho trẻ dưới 3 tuổi hãy kéo ra sau và xuống dưới) để làm ống tai mở ra.

Nghiêng tai bị bệnh lên phía trên hoặc nằm nghiêng về một bên. Kéo vành tai ra sau và lên trên (nếu nhỏ thuốc cho trẻ dưới 3 tuổi hãy kéo ra sau và xuống dưới) để làm ống tai mở ra.


Theo dõi sau khi dùng thuốc

Tư thế nhỏ thuốc: Nên để đầu sao cho một bên tai hướng xuống dưới đất. Nếu bạn tự nhỏ thuốc thì tư thế dễ nhất là đứng hoặc ngồi và nghiêng đầu sang một bên. Nếu bạn nhỏ thuốc cho người khác thì tư thế dễ nhất là người đó nghiêng đầu hoặc nằm nghiêng về một bên.

Nếu thuốc có ống nhỏ giọt: Hãy hút một vài giọt thuốc vào trong ống nhỏ giọt. Nếu chỉ có đầu nhỏ thì bạn chỉ cần lật úp lọ thuốc xuống.

Với người trưởng thành: Bạn có thể nhẹ nhàng kéo vành tai hướng lên và về phía sau. Đối với trẻ em, bạn nên nhẹ nhàng kéo vành tai xuống và hướng về sau. Bóp chính xác số giọt thuốc vào trong tai. Số giọt thuốc theo chỉ định của bác sĩ. Nhẹ nhàng kéo ống tai lên xuống để thuốc chảy vào trong tai. Giữ đầu nghiêng trong khoảng 2-5 phút để thuốc có thể lan vào trong tai. Lau sạch thuốc thừa ở ngoài tai bằng giấy ăn hoặc khăn sạch, đậy nắp lọ lại, bảo quản thuốc như hướng dẫn sử dụng.

Những việc không nên làm: Không nên sử dụng ống nhỏ giọt đã bị sứt mẻ, nứt hoặc bị bẩn. Không nên để đầu ống nhỏ hoặc đầu nhỏ của lọ thuốc chạm vào tai, ngón tay hoặc bất cứ bề mặt nào khác. Việc này sẽ giúp ống nhỏ giọt không bị nhiễm vi khuẩn hoặc vi trùng có thể dẫn đến viêm tai. Không làm ấm thuốc bằng nước nóng. Việc này có thể khiến thuốc bị quá nóng và gây tổn thương tai của bạn. Không dùng chung thuốc nhỏ tai với người khác vì có thể làm vi khuẩn và vi trùng lây lan rộng hơn.

Thời gian điều trị không nên quá 10 ngày, nếu quá thời hạn bệnh không đỡ nên đánh giá lại phương pháp điều trị. Theo nguyên tắc chung không nên dùng dưới áp suất và ngâm ấm đến nhiệt độ khoảng 20-25°C, tránh các kích thích về áp xuất và nhiệt lên bộ phận tiền đình của tai gây chóng mặt. Tuy nhiên cũng không có bất kỳ thuốc nào là an toàn tuyệt đối, do vậy việc ngừng ngay dùng thuốc nếu thấy cơ thể có những dấu hiệu bất thường như ù tai, đau nhức tai, cảm giác chóng mặt…

Theo dõi sau khi dùng thuốc

Một số loại thuốc nhỏ tai sẽ gây ra cảm giác nóng rát hoặc ngứa râm ran khi nhỏ lần đầu. Thông thường, đây không phải là vấn đề gì đáng lo ngại. Tuy nhiên, nếu cảm giác khó chịu không biến mất trong vòng 10-15 phút hoặc nếu cảm giác khó chịu nặng hơn, bạn nên dừng nhỏ và gọi cho bác sĩ. Bạn cũng nên dừng nhỏ và gọi cho bác sĩ nếu bạn bị sưng ở trong tai sau khi sử dụng thuốc nhỏ tai. Nếu sau khi nhỏ thuốc tai bị ù, hãy nghiêng tai nhỏ xuống dưới đồng thời lấy bông tai sạch để ngay cửa tai để hút hết lượng thuốc nhỏ còn lại trong ống tai. Có gì bất thường nên tái khám càng sớm càng tốt.


TS. Phạm Bích Đào
Ý kiến của bạn