Hà Nội

Thuốc nào ứng phó với tình trạng mụn trứng cá do đeo khẩu trang?

20-09-2021 13:23 | An toàn dùng thuốc

SKĐS - Đeo khẩu trang là một biện pháp được xem là dễ thực hiện và mang lại hiệu quả cao trong phòng tránh sự lây lan của dịch COVID-19. Tuy nhiên việc đeo khẩu trang có thể làm bùng phát mụn trứng cá. Làm thế nào để khắc phục vấn đề này?

BS. Huỳnh Thị Như Mỹ - Trường Đại học Y Dược TP. Hồ Chí Minh chia sẻ cho bạn đọc những thông tin hữu ích về cách chăm sóc và khắc phục tình trạng mụn trứng cá khi đeo khẩu trang.

Tại sao đeo khẩu trang kéo dài lại gây bùng phát mụn trứng cá?

Theo một nghiên cứu được thực hiện năm 2020 tại phòng thí nghiệm Pacificamore ở Hàn Quốc, để khảo sát các tính chất của da thay đổi như thế nào trong 6 tiếng đồng hồ sau khi đeo khẩu trang. Kết quả đã ghi nhận được việc đeo khẩu trang có thể gây ra những thay đổi trên da:

- Nhiệt độ da và hoạt động tiết nhờn tăng lên trên má, vùng quanh miệng và cằm.

- Độ đỏ da kích ứng ở vùng má tăng.

- Độ ẩm của vùng quanh miệng giảm. Đặc biệt, có sự khác biệt đáng kể của vùng đeo khẩu trang về độ đỏ da kích ứng và độ ẩm của da so với vùng không đeo.

- Và điều quan trọng là những thay đổi trên da có thể xảy ra trong một thời gian tương đối ngắn khi đeo khẩu trang (1h).

Như vậy, những thay đổi này làm tăng sự viêm tại chỗ đối với các làn da nhạy cảm và sự tắc nghẽn cấp tính ở các lỗ chân lông đã làm trầm trọng thêm tình trạng mụn trứng cá.


Biện pháp điều trị mụn trứng cá do đeo khẩu trang - Ảnh 1.

Đeo khẩu trang có thể làm tình trạng mụn trứng cá bùng phát.

Cách nào để chăm sóc và khắc phục tình trạng này?

Theo Hiệp hội da liễu Hoa Kỳ và các y văn, những biện pháp sau sẽ giúp bạn cải thiện được vấn đề này:

- Chế độ chăm sóc da với các sản phẩm phù hợp như

Chọn các dòng sữa rửa mặt dịu nhẹ có thể giúp loại bỏ dầu thừa, mồ hôi và vi khuẩn. Tránh sữa rửa mặt có chứa cồn hoặc hương liệu nếu da bạn nhạy cảm.

Nếu tình trạng mụn nặng, dòng sữa rửa mặt phối hợp với các thành phần LHA, BHA hay Zn… có thể là sản phẩm bạn cần.

Để giảm tác động của hoạt động tăng tiết nhờn, một sản phẩm dưỡng ẩm với các thành phần như licochalcole A, dimethicone, kaolin… có thể hút dầu nhờn bề mặt và làm da bạn khô ráo trong một thời gian. Nhưng cũng đừng quên những thành phần như hyaluronic acid hay ceramide… một làn da đủ ẩm cũng làm giảm hoạt động tăng tiết nhờn bù trừ.Lưu ý là chỉ thoa kem sau khi làm sạch da.

Ngoài ra khi các vấn đề về da nặng nề hơn, các bạn có thể cần sử dụng các thuốc điều trị như benzoyl peroxide, azelaic acid, retinoid… bạn cần lưu ý không tự sử dụng, các thuốc này sẽ cần được các bác sĩ da liễu kê toa và hướng dẫn theo dõi nhé.

Biện pháp điều trị mụn trứng cá do đeo khẩu trang - Ảnh 2.

Thông tin thêm về một số loại thuốc này:

-Benzoyl peroxide:là thành phần được sử dụng để điều trị mụn viêm. Thuốc ức chế được vi khuẩn gây mụn viêm trên da, và giảm sừng hóa da.

-Axit Azelaic:Được dùng để điều trị mụn trứng cá từ mức độ nhẹ đến trung bình. Thuốc giúp giảm viêm, kháng khuẩn và giúp giảm sừng hóa, giữ cho lỗ chân lông thông thoáng. Do đó tình trạng mụn trứng cá sẽ giảm.

Trước khi sử dụng thuốc, cần làm sạch và lau khô các vùng da cần điều trị. Thuốc có thể được sử dụngtừ 1-2 lần mỗi. Thời gian dùng thuốc cần tuân theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ.

-Nhóm retinoid: Khi tình trạng mụn trứng cá từ trung bình đến nặng, đã áp dụng các phương pháp trị liệu khác nhưng không thuyên giảm thì bác sĩ có thể cân nhắc cho sử dụng các thuốc nhóm retinoid.

Thuốc sẽ giúp làm giảm sản xuất dầu nhờn, tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và viêm nhiễm.Ngoài ra, các thuốc nhóm retinoid sẽ giúp điều hòa quá trình biệt hóa các tế bào lớp bề mặt da, giúp tăng đào thải các tế bào da chết, làm da mịn màng và giảm bít tắt các lỗ chân lông.Nhờ những cơ chế đó, retinoid sẽ giúp bạn giảm tình trạng mụn trứng cá.

Lưu ý cho bạn khi sử dụng:

-Thuốc bôi có thể khiến da dễ nhạy cảm hơn đặc biệt là với ánh nắng. Do đó cần có chế độ chăm sóc và sử dụng kem chống nắng và mặc đồ bảo hộ khi đi ngoài trời.

- Thuốc sẽ có hiệu quả tốt nhất trên da sạch, nên bạn rửa mặt, và lau khô da lại trước khi bôi nhé.

-Khi thoa thuốc cần lưu ý để tránh dây vào các vùng da nhạy cảm ở mắt, mũi, miệng.

-Thuốc có thể gây ra các tình trạng bong tróc da, ngứa ngáy, đỏ và kích ứng da… do đó cần sử dụng đúng hướng dẫn, đúng liều lượng và cách dùng của bác sĩ hướng dẫn. Nếu có vấn đề xảy ra liên lạc sớm với bác sĩ chuyên khoa để được hướng dẫn xử lí.

-Quá trình điều trị cần kiên trì và tuân thủ thì bạn sẽ đạt được kết quả mong muốn.

- Các biện pháp khác thực hiện khi đeo khẩu trang

Cho da nghỉ và thay mask trong 15 phút mỗi 4h.

Cácnhânviên y tế ở tuyến đầu của đại dịch coronavirus đã phát hiện ra rằng điều này giúp cứu lấy làn da của họ. Tất nhiên, chỉ tháo mặt nạ khi thấy an toàn và sau khi rửa tay.

Chọn đeo khẩu trang phù hợp: Vừa vặn nhưng thoải mái, ít nhất hai lớp.Khẩu trang vải mềm, tự nhiên và thoáng khí, chẳng hạn như cotton.

Nếu là khẩu trang vải, cần thay và giặt sau mỗi lần sử dụng. Giặt sạch khẩu trang giúp loại bỏ dầu và tế bào da tích tụ bên trong, có thể là nguyên nhân dẫn đến các vấn đề về da.

Hạn chế việc trang điểm trong khi đeo khẩu trang. Do bên dưới khẩu trang, lớp trang điểm khả năng cao sẽ làm bít tắc các lỗ chân lông và dẫn đến nổi mụn. Nếu cần trang điểm, chỉ sử dụng các sản phẩm có nhãn "không gây mụn" hoặc "không làm tắc nghẽn lỗ chân lông".

Tiếp tục sử dụng theo liệu trình đã có bác sĩ đã kê cho bạn nếu bạn đang có những vấn đề về da như mụn trứng cá, trứng cá đỏ. Điều đó có thể giúp bạn kiểm soát và không gặp tình trạng bùng phát mụn.

Thực hiện đeo khẩu trang trong đại dịch là cần thiết, nhưng đồng thời cũng dành thời gian để ý những thay đổi trên làn da mình và thực hiện những chăm sóc khi cần thiết bạn nhé. Hãy để bản thân trong mùa dịch này vẫn được khỏe, vui và đẹp.

Thêm một lựa chọn điều trị cho người bị mụn trứng cáThêm một lựa chọn điều trị cho người bị mụn trứng cá

SKĐS - Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Mỹ (FDA) đã phê duyệt kem bôi twyneo (tretinoin và benzoyl peroxide), để điều trị mụn trứng cá.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Cuộc gọi từ ICU.

BS. Huỳnh Thị Như Mỹ
Trường Đại học Y Dược TP.Hồ Chí Minh
Ý kiến của bạn