1. Nguyên nhân gây đầy hơi
Nguyên nhân gây đầy hơi (khí dư thừa) trong đường tiêu hóa bao gồm:
- Nuốt không khí,
- Phân hủy thức ăn khó tiêu,
- Không dung nạp lactase
- Kém hấp thu một số loại thực phẩm...
Phần lớn khí được tạo ra là do sự phân hủy thực phẩm của vi sinh vật. Ví dụ: Khí hydro, carbon dioxide và metan. Mùi là từ các hợp chất hoặc khí thải vi lượng khác như skatole và các chất có chứa lưu huỳnh.
2. Các triệu chứng của đầy hơi
Các triệu chứng của đầy hơi gồm chướng bụng, đau bụng, ợ hơi…
Các triệu chứng có thể bao gồm:
- Đầy hơi
- Đau bụng
- Khó chịu…
Đầy hơi thường không phải là trường hợp cấp cứu y tế. Tuy nhiên, cần nhanh chóng tìm kiếm sự chăm sóc y tế nếu phát triển các triệu chứng khác như:
- Chuột rút nghiêm trọng.
- Tiêu chảy.
- Táo bón.
- Phân có máu.
- Sốt.
- Buồn nôn, nôn.
- Đau bụng bên phải cùng với đầy hơi…
3. Các biện pháp trị đầy hơi
31. Điều trị không dùng thuốc giảm đầy hơi
Các biện pháp tự nhiên tại nhà đối với tình trạng đầy hơi bao gồm thay đổi chế độ ăn uống, vì chứng đầy hơi mãn tính thường do một số loại thực phẩm gây ra có thể được loại bỏ khỏi chế độ ăn uống.
- Thay đổi thói quen ăn uống.
- Thay đổi chế độ ăn uống để tránh những thực phẩm gây đầy hơi…
- Tránh các sản phẩm từ sữa nếu bạn không dung nạp đường sữa.
- Tránh ăn quá nhiều, vì ăn quá nhiều góp phần gây đầy hơi cũng như béo phì.
- Hạn chế đồ ăn nhiều dầu mỡ để giảm tình trạng đầy bụng, khó chịu…
Hầu hết các cá nhân thay đổi chế độ ăn uống có thể làm giảm hoặc ngăn ngừa chứng đầy hơi quá mức.
Ngoài ra, một số loại thực phẩm có thể giúp giảm đầy hơi:
- Men vi sinh
- Sữa chua
- Gừng
- Mật ong nguyên chất (không dùng cho trẻ sơ sinh và trẻ em dưới 1 tuổi)
- Bạc hà
- Quế
- Nước ép làm từ cải xoăn, rau bina, dưa chuột và các loại rau xanh khác.
- Quả dứa
- Hạt lanh
- Thì là
3.2 Điều trị bằng thuốc
Các nguyên nhân nghiêm trọng hơn gây đầy hơi quá mức, ví dụ: Hội chứng ruột kích thích (IBS) và sự phát triển quá mức của vi khuẩn ở ruột non (SIBO) có thể cần xét nghiệm và dùng thêm thuốc.
Tuy nhiên, các loại thuốc không kê đơn (OTC) có thể làm giảm chứng đầy hơi quá mức bao gồm các hợp chất như alpha-galactosidase, thuốc kháng axit và than hoạt tính.
-Alpha-galactosidase (beano): Giúp bổ sung enzyme tiêu hóa đường mà cơ thể thiếu để tiêu hóa đường trong đậu và nhiều loại rau. Beano không có tác dụng đối với khí do đường sữa hoặc chất xơ gây ra. Thêm 3-10 giọt mỗi khẩu phần ngay trước khi ăn đậu và rau sẽ ngăn chặn tạo khí trong quá trình tiêu hóa.
-Thuốc kháng axit: Các sản phẩm có chứa simethicone (còn được gọi là thuốc chống đầy hơi), là chất có tác dụng phá bọt và trợ giúp sự tống hơi của đường tiêu hóa làm giảm sự no hơi, chướng bụng. Dùng thuốc trước bữa ăn, liều lượng tùy thuộc vào từng đối tượng.
-Viên than hoạt tính: Có thể giúp giảm khí trong ruột kết, giúp giảm đầy hơi nếu uống thuốc trước và sau bữa ăn. Liều thông thường là 2-4 viên uống ngay trước khi ăn và một giờ sau khi ăn.
-Một số loại thuốc theo toa: Có thể giúp giảm các triệu chứng, đặc biệt nếu bạn bị hội chứng ruột kích thích. Một số loại thuốc như metoclopramide cũng đã được chứng minh là làm giảm tình trạng đầy hơi bằng cách tăng hoạt động của ruột...
Mời độc giả xem thêm video:
Phương pháp loại bỏ căng thẳng trước khi ngủ