Hà Nội

Thuốc nào dùng trong Hội chứng Zollinger - Ellison?

01-11-2024 12:44 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Hội chứng Zollinger - Ellison là một căn bệnh phức tạp, hiếm gặp. Chẩn đoán và điều trị kịp thời, thích hợp giúp kiểm soát bệnh, ngăn ngừa biến chứng...

1. Hội chứng Zollinger - Ellison là gì?

Hội chứng Zollinger - Ellison đặc trưng bởi sự hình thành một hoặc nhiều khối u tiết gastrin, được gọi là u gastrin. Những khối u này thường phát triển ở tuyến tụy hoặc tá tràng, gây ra tình trạng sản xuất acid dạ dày quá mức. Sự tăng tiết này dẫn đến loét dạ dày tá tràng nghiêm trọng, tiêu chảy và các biến chứng đường tiêu hóa khác.

Dấu hiệu đặc trưng của hội chứng này là sự hiện diện của các vết loét dạ dày tá tràng nặng và tái phát. Những vết loét này có thể xảy ra ở dạ dày, tá tràng hoặc thậm chí là hỗng tràng.

Các triệu chứng tiêu hóa thường gặp bao gồm:

Ngoài các triệu chứng về đường tiêu hóa, có thể xuất hiện các biểu hiện toàn thân như:
  • Giảm cân
  • Mệt mỏi
  • Thiếu máu
  • Mất cân bằng điện giải

Mặc dù không có cách chữa khỏi nhưng việc điều trị có thể kiểm soát các triệu chứng, cải thiện chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Thuốc nào dùng trong Hội chứng Zollinger - Ellison?- Ảnh 1.

Dấu hiệu đặc trưng của hội chứng Zollinger - Ellison là sự hiện diện của các vết loét dạ dày tá tràng nặng và tái phát.

2. Hội chứng Zollinger - Ellison được chẩn đoán như nào?

Zollinger - Ellison được chẩn đoán thông qua bệnh sử, khám sức khỏe và xét nghiệm, bao gồm:

  • Nội soi và sinh thiết để kiểm tra dạ dày, tá tràng
  • Các xét nghiệm hình ảnh, như chụp CT hoặc MRI, để xác định vị trí khối u
  • Xét nghiệm máu để đo nồng độ gastrin trong máu...

3. Các biện pháp điều trị Hội chứng Zollinger - Ellison

Hội chứng Zollinger - Ellison đòi hỏi một kế hoạch điều trị toàn diện để kiểm soát các triệu chứng, ngăn ngừa biến chứng. Mục tiêu chính của điều trị là giảm sản xuất gastrin, giảm các triệu chứng của loét dạ dày tá tràng, tiêu chảy.

3.1 Điều trị nội khoa

Điều trị nội khoa là phương pháp điều trị chính. Mục tiêu của liệu pháp nội khoa là giảm sản xuất gastrin, giảm các triệu chứng.

Các loại thuốc thường được sử dụng là:

- Thuốc ức chế bơm proton (PPI): Các thuốc như omeprazole, lansoprazole là thuốc giảm axit mạnh. Nguyên lý hoạt động của các loại thuốc này là ngăn chặn hoạt động của các tế bào tiết axit, làm giảm loét dạ dày và các triệu chứng tiêu hóa khác.

Tuy nhiên, sử dụng thuốc ức chế bơm proton trong thời gian dài làm tăng nguy cơ gãy xương hông, cổ tay, cột sống... đặc biệt những người trên 50 tuổi có nguy cơ cao hơn. Tuy nhiên, nguy cơ này là nhỏ, nên lợi ích chữa bệnh cao hơn nguy cơ do thuốc gây ra.

- Thuốc chẹn H2: Các thuốc như ranitidine, famotidine cũng làm giảm sản xuất axit dạ dày, thường được dùng kết hợp với PPI.

3.2 Điều trị khối u

Đối với những bệnh nhân có di căn, khối u phát triển nhanh, cần chỉ định điều trị chống khối u. Octreotide là một chất tương tự somatostatin có thể ức chế sự phát triển của khối u bằng cách liên kết với các thụ thể somatostatin loại 2 (SST2) được biểu hiện bởi các khối u tế bào đảo tụy.

Thuốc có hiệu quả trong việc ức chế sự phát triển khối u ở 50 - 60% bệnh nhân và có thể dùng cho bệnh nhân không đáp ứng với liệu pháp PPI.

3.3 Can thiệp phẫu thuật

Trong một số trường hợp, có thể cần can thiệp phẫu thuật để loại bỏ khối u sản xuất gastrin dư thừa. Phẫu thuật thường được khuyến nghị cho những bệnh nhân:

  • Có khối u cục bộ có thể phẫu thuật cắt bỏ
  • Không đáp ứng với điều trị nội khoa
  • Có nguy cơ cao gặp biến chứng từ khối u, như chảy máu hoặc thủng...

Phẫu thuật cắt bỏ khối u là cách hiệu quả để chữa bệnh nhưng đây là một cuộc phẫu thuật lớn, có nhiều rủi ro như nhiễm trùng, chảy máu...

3.4 Hóa trị

Hóa trị có thể được sử dụng để thu nhỏ khối u, làm chậm sự phát triển của chúng. Phương pháp điều trị này thường dành cho các trường hợp bệnh tiến triển mà phẫu thuật không phải là lựa chọn.

3.5 Xạ trị

Xạ trị giúp tiêu diệt tế bào ung thư, làm khối u co lại. Phương pháp điều trị này thường được khuyến nghị cho những trường hợp phẫu thuật và hóa trị không hiệu quả.

Thuốc nào dùng trong Hội chứng Zollinger - Ellison?- Ảnh 2.

Những người có tiền sử gia đình mắc Zollinger - Ellison có thể cần xét nghiệm di truyền để xác định các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn.

4. Cách phòng ngừa hội chứng Zollinger - Ellison

Một trong những biện pháp chính để ngăn ngừa bệnh là xác định và xử lý các tình trạng, bệnh lý tiềm ẩn hoặc các yếu tố nguy cơ có thể góp phần vào sự phát triển của hội chứng này. Ví dụ, những người có tiền sử gia đình mắc Zollinger - Ellison hoặc đa u tuyến nội tiết loại 1 (MEN1), cần xét nghiệm di truyền để xác định các yếu tố nguy cơ tiềm ẩn.

Một biện pháp phòng ngừa quan trọng khác là tránh sử dụng lâu dài một số loại thuốc nhất định, như thuốc ức chế bơm proton (PPI), thuốc chẹn H2. Mặc dù những loại thuốc này thường được sử dụng để điều trị trào ngược axit và loét, nhưng chúng có liên quan đến việc tăng nguy cơ mắc hội chứng Zollinger - Ellison. Do đó, việc dùng các loại thuốc này cần theo chỉ định của bác sĩ.

Thay đổi lối sống cũng giúp giảm nguy cơ mắc bệnh. Ví dụ, bỏ thuốc lá, hạn chế rượu làm giảm đáng kể nguy cơ. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người không hút thuốc.

Duy trì chế độ ăn uống và cân nặng lành mạnh cũng rất quan trọng để ngăn ngừa bệnh. Ví dụ, chế độ ăn nhiều trái cây, rau, khoáng chất, ngũ cốc nguyên hạt... giúp giảm nguy cơ phát triển các vấn đề về đường tiêu hóa, có thể dẫn đến hội chứng này. Ngoài ra, tập thể dục thường xuyên giúp duy trì cân nặng khỏe mạnh, giảm nguy cơ béo phì... (yếu tố góp phần vào sự phát triển của bệnh).

Nếu có bất kỳ triệu chứng nào của Hội chứng Zollinger - Ellison hoặc các yếu tố nguy cơ mắc bệnh, cần đi khám tại các cơ sở y tế chuyên khoa để được cung cấp hướng dẫn điều trị hoặc phòng ngừa phù hợp.

Lưu ý dùng thuốc PPI trị viêm loét dạ dày do thuốc giảm đau, chống viêm không steroidLưu ý dùng thuốc PPI trị viêm loét dạ dày do thuốc giảm đau, chống viêm không steroid

SKĐS-Sử dụng các thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có khuynh hướng gây viêm loét dạ dày tá tràng. Việc sử dụng thuốc ức chế bơm proton (PPI) có vai trò rất lớn để điều trị làm giảm tình trạng này. Tuy nhiên lạm dụng PPI lại gây hại, do đó cần sử dụng thuốc đúng.

Mời xem thêm video được quan tâm:

Hệ lụy khi lạm dụng thuốc giảm đau.


DS. Vũ Thùy Dương
Ý kiến của bạn