1.Liệu pháp không kê toa (OTC)
Không có nhiều cách tiếp cận OTC đối với suy sinh dục, nhưng một số chất bổ sung và thuốc có thể giúp kiểm soát tình trạng này. Đối với phụ nữ, việc bổ sung một số loại vitamin có thể giúp ích, bao gồm: Vitamin D, canxi, magie…
Một loạt các chất bổ sung thảo dược không kê đơn cũng được cho là có tác dụng làm tăng mức testosterone, mặc dù vẫn cần nhiều bằng chứng hơn về vấn đề này. Bổ sung kẽm cũng cho những hứa hẹn, vì sự thiếu hụt kẽm có liên quan đến một số triệu chứng của suy sinh dục.
Tuy nhiên, điều quan trọng là phải tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi bắt đầu bổ sung bất kỳ thảo dược hoặc chất bổ sung nào để tránh nguy cơ quá liều gây hại. Ví dụ, quá nhiều canxi hoặc vitamin D có thể gây ra các vấn đề về sức khỏe thận...
Suy sinh dục là tình trạng cơ thể sản xuất không đủ hormone giới tính như testosterone ở nam và estrogen ở nữ…
2.Thuốc kê đơn trị suy sinh dục
Nguyên nhân của suy sinh dục là sự thiếu hụt testosterone ở nam giới và estrogen ở nữ giới. Do đó quản lý y tế tập trung vào việc thay thế hormone này (còn gọi là liệu pháp thay thế hormone -HRT) và thúc đẩy sản xuất chúng.
2.1 Bổ sung testosterone trị suy sinh dục
Phục hồi nồng độ testosterone về phạm vi lành mạnh là mấu chốt của điều trị thiểu năng sinh dục ở nam giới và có thể được chỉ định cho phụ nữ.
Có nhiều cách khác nhau để dùng loại hormone này, bao gồm:
- Tiêm bắp: Hai chế phẩm testosterone là delatestryl (ananthate) và depotestosterone (cypionate), có sẵn dưới dạng thuốc tiêm. Dạng tác dụng kéo dài của như testosterone undecanoate cũng có thể được sử dụng.
- Gel xuyên da: Một loạt các công thức testosterone có thể được áp dụng ở dạng gel, bao gồm androgel, testim và axiron…
- Miếng dán da: Testosterone cũng có sẵn dưới dạng miếng dán da như androderm.
- Dùng đường mũi/miệng: Có thể uống dưới dạng thuốc viên nén (andriol), thuốc xịt mũi (natesto), hoặc miếng ngậm dưới (striant SR)…
- Cấy ghép: Thuốc viên được cấy dưới da (testopel), có thể cung cấp liều lượng testosterone phù hợp. Có thể cấy vào mông, bụng dưới hoặc đùi, có tác dụng kéo dài từ ba đến sáu tháng.
Mặc dù liệu pháp testosterone rất hiệu quả trong việc kiểm soát chứng suy sinh dục nhưng vẫn có một số tác dụng phụ tiềm ẩn, bao gồm:
- Các vấn đề về da (mụn trứng cá)
- Giảm số lượng tinh trùng/vô sinh
- Bệnh đa hồng cầu (cơ thể sản xuất quá nhiều tế bào hồng cầu)
- Rối loạn tuyến tiền liệt…
Bên cạnh đó, Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã đưa ra cảnh báo về tác hại đối với tim mạch của testosterone. Mặc dù cần nhiều nghiên cứu hơn, nhưng một số bằng chứng cho thấy liều lượng cao làm tăng nguy cơ:
- Suy tim
- Đau tim
- Đột quỵ
- Thay đổi tâm trạng (trầm cảm, hung hăng, cáu kỉnh)
Như vậy, liệu pháp này cũng giống như ‘con dao hai lưỡi’, cần được sử dụng đúng và có sự theo dõi cẩn thận.
Liệu pháp thay thế hormone là ‘con dao hai lưỡi’ cần dùng một cách cẩn trọng.
2.2 Bổ sung progesterone và estrogen
Suy sinh dục (thiểu năng sinh dục) thường thấy ở phụ nữ tiền mãn kinh, mãn kinh. Tình trạng này sẽ được cải thiện khi nồng độ hormone giới tính được khôi phục về mức khỏe mạnh.
Liệu pháp hormone có hai loại:
- Liệu pháp estrogen: Hormone này đóng một vai trò quan trọng với sức khỏe kinh nguyệt và hỗ trợ cấu trúc xương, điều chỉnh cách cơ thể sử dụng canxi. Liệu pháp này có nhiều dạng: Thuốc viên, thuốc xịt mũi, miếng dán da, kem bôi âm đạo và dụng cụ tử cung… Tuy nhiên, estrogen có thể làm tăng nguy cơ ung thư tử cung. Nguy cơ này sẽ giảm đi khi dùng cùng với progesteron.
- Liệu pháp progesteron kết hợp với estrogen (EPT): Progesteron là một hormon thiết yếu, chuẩn bị cho tử cung sẵn sàng mang thai, đồng thời ảnh hưởng đến huyết áp, tâm trạng và chất lượng giấc ngủ. Progesterone và các loại thuốc hoạt động tương tự được gọi chung là progestin có sẵn ở nhiều dạng: Viên nén, miếng dán, kem bôi âm đạo hoặc thuốc đạn hoặc dưới dạng dụng cụ tử cung. Sự hiện diện của progestin làm giảm nguy cơ ung thư tử cung so với chỉ dùng estrogen (trừ khi đã cắt bỏ tử cung).
Mặc dù hiệu quả, những liệu pháp này có thể gây ra một số tác dụng phụ, bao gồm kinh nguyệt không đều, đầy hơi, đau ngực, nhức đầu, thay đổi tâm trạng và buồn nôn…
Mời độc giả xem thêm video:
Uống nước vối có hại thận, yếu sinh lý như lời đồn