Thuốc nào dùng điều trị hạ kali máu?

11-10-2024 15:59 | Tra cứu bệnh

SKĐS – Hạ kali máu có thể gây ảnh hưởng đến chức năng thần kinh, cơ, tim. Việc phát hiện sớm và dùng thuốc kịp thời có thể giúp người bệnh tránh được những biến chứng nguy hiểm.

Hạ kali máu: Dấu hiệu và cách xử tríHạ kali máu: Dấu hiệu và cách xử trí

SKĐS - Kali được đưa vào cơ thể qua đường ăn uống hoặc đường truyền tĩnh mạch, phần lớn kali được dự trữ trong tế bào và sau đó được bài tiết vào nước tiểu. Do đó giảm đưa kali vào hoặc tăng vận chuyển kali vào trong tế bào hoặc hay gặp hơn là mất qua nước tiểu, qua đường tiêu hóa hoặc qua mồ hôi dẫn đến giảm nồng độ kali máu. Hạ kali máu có thể gây biến chứng nhịp chậm, giảm sức bóp cơ tim dẫn đến suy hô hấp, thậm chí liệt tứ chi nếu không được xử trí kịp thời.

1. Mối nguy khi hạ kali máu

Hạ kali máu là một trong những rối loạn điện giải phổ biến nhất được thấy trong thực hành lâm sàng. Nhiều tình trạng bệnh lý và thuốc khác nhau có thể dẫn đến tình trạng thiếu kali, ảnh hưởng đến chức năng thần kinh, cơ và tim.

Các triệu chứng của hạ kali máu khác nhau tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và nguyên nhân cơ bản nhưng có thể bao gồm yếu cơ, mệt mỏi, chuột rút, hồi hộp và táo bón. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến các biến chứng đe dọa tính mạng, như loạn nhịp tim gây tử vong hoặc liệt cơ hô hấp.

Hạ kali máu không được điều trị có thể gây ra các biến chứng đe dọa tính mạng, bao gồm:

- Đau tim hoặc bất thường về nhịp tim: Kali thấp nghiêm trọng gây ra nhịp nhanh thất, block tim và ngừng tim. Những tình trạng này cần phải khử rung tim khẩn cấp.

- Suy hô hấp: Suy hô hấp thần kinh cơ cản trở hô hấp, cần hỗ trợ thở máy chuyên sâu.

- Bại liệt: Hạ kali máu nghiêm trọng, không được điều trị sẽ làm tê liệt các chi và cơ hô hấp, có nguy cơ tàn tật nặng.

Thuốc nào dùng điều trị hạ kali máu?- Ảnh 2.

Hạ kali máu có thể gây rối loạn nhịp tim.

2. Các lựa chọn điều trị hạ kali máu

Việc bỏ qua các trường hợp hạ kali máu nghiêm trọng là rất nguy hiểm và thậm chí có thể dẫn đến đau tim, tê liệt và tử vong. Phát hiện sớm và dùng thuốc bổ sung hoặc thay đổi chế độ ăn uống để đảo ngược tình trạng này.

Mục tiêu điều trị hạ kali máu là ngăn ngừa hoặc điều trị các biến chứng đe dọa tính mạng, điều chỉnh tình trạng thiếu hụt kali và giải quyết nguyên nhân cơ bản. Tùy từng trường hợp hạ kali máu mà có cách điều trị khác nhau.

2.1. Bổ sung muối kali qua đường uống

Tác dụng: Muối kali như kali clorua và kali bicarbonate dạng viên hoặc dạng lỏng giúp phục hồi tình trạng thiếu hụt nhẹ. Liều lượng được điều chỉnh theo mức độ nghiêm trọng của tình trạng hạ kali máu và rối loạn tiềm ẩn.

Tác dụng phụ: Muối kali có thể gây buồn nôn, nôn, tiêu chảy. Quá liều có thể gây loạn nhịp tim…

2.2. Bổ sung kali qua đường tĩnh mạch

Tác dụng: Hạ kali máu nghiêm trọng có thể cần bổ sung đồng thời qua đường uống và đường tĩnh mạch. Truyền kali tĩnh mạch tại bệnh viện để ngăn ngừa các biến chứng về tim và hô hấp. Tuy nhiên, phải cẩn thận trong quá trình điều chỉnh kali vì truyền nhanh có thể gây ngừng tim.

Lưu ý: Không nên bổ sung kali bằng dung dịch chứa dextrose vì dextrose kích thích tiết insulin, làm trầm trọng thêm tình trạng hạ kali máu.

2.3. Thay đổi chế độ ăn uống

Có thể tăng lượng kali hấp thu bằng cách thay đổi chế độ ăn uống. Nên bổ sung những thực phẩm giàu kali như mơ khô, đậu lăng, bí đỏ, hạt dẻ, mận khô, nho khô, khoai tây, đậu thận, nước cam, đậu nành, chuối...

Thuốc nào dùng điều trị hạ kali máu?- Ảnh 3.

Có thể bổ sung kali từ thực phẩm.

2.4. Xử lý các nguyên nhân tiềm ẩn

Ngừng dùng các thuốc có thể gây ra tình trạng hạ kali. Một số thuốc gây hạ kali như thuốc lợi tiểu, thuốc nhuận tràng, thuốc steroid và một số loại thuốc kháng sinh, thuốc hóa trị...

Bên cạnh đó, cần kiểm soát tiêu chảy/nôn mửa hoặc điều trị các rối loạn về thận giúp duy trì sự cân bằng kali bình thường. Điều chỉnh tình trạng hạ magiê máu đi kèm nếu có. Bù kali đơn thuần có thể không hiệu quả nếu hạ kali máu xảy ra đồng thời với hạ magiê máu.

3. Lưu ý khi điều trị hạ kali máu

Để điều trị hạ kali máu an toàn, hiệu quả, cần lưu ý:

- Bổ sung kali qua đường uống có thể gây kích ứng niêm mạc đường tiêu hóa và gây chảy máu hoặc loét. Vì vậy, nên uống sau khi ăn no và uống với nhiều nước.

- Nên kiểm tra nồng độ kali huyết thanh sau mỗi 2 đến 4 giờ. Bất kể mức độ nghiêm trọng, cần theo dõi cẩn thận nồng độ kali trong huyết thanh vì tình trạng tăng kali máu thường phát triển ở những bệnh nhân nằm viện cũng như ngăn ngừa tình trạng tăng kali máu do bổ sung quá mức.

- Nếu bị tăng huyết áp, nên dùng các thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE), thuốc chẹn thụ thể angiotensin (ARB) hoặc thuốc chẹn beta... do các thuốc này ít có khả năng gây ra tình trạng hạ kali.

- Khi bị tiêu chảy hoặc nôn mửa, hãy uống nhiều nước. Mất nước do các tình trạng này trong hơn 1-2 ngày, hãy trao đổi với bác sĩ để kiểm tra nồng độ kali và các chất điện giải khác.

- Tránh uống quá nhiều rượu.

- Ăn các thực phẩm có hàm lượng kali cao.

- Uống thuốc bổ sung: Các loại thuốc bổ sung kali không kê đơn như kali clorua có thể giúp chống lại tình trạng thiếu hụt. Tham khảo ý kiến bác sĩ về các sản phẩm và liều lượng phù hợp dựa trên nồng độ kali trong máu của bạn.

- Khi có các dấu hiệu hạ kali máu tiềm ẩn, cần báo ngay với bác sĩ để có hướng xử lí kịp thời.

- Tuân theo chỉ định của bác sĩ, tuyệt đối không tự ý ngừng thuốc hoặc thay đổi liều lượng.

Xem thêm video đang được quan tâm:

Rung nhĩ - những lưu ý khi điều trị.


DS. Hoàng Vân
Ý kiến của bạn