Liệt dạ dày, một biến chứng của đái tháo đường
Khi bệnh nhân đái tháo đường kiểm soát lượng đường trong máu không tốt, lượng đường tăng cao sẽ làm xuất hiện nhiều biến chứng nguy hiểm, trong đó có liệt dạ dày (chậm lưu thông dạ dày). Tình trạng này khiến thức ăn lưu lại trong dạ dày lâu hơn bình thường (do các dây thần kinh chi phối việc di chuyển thức ăn qua đường tiêu hóa bị tổn thương, các cơ bắp không hoạt động để đẩy thức ăn), dẫn đến việc thực phẩm hay bị giữ trong dạ dày và không được tiêu hóa.
Liệt dạ dày là một rối loạn ảnh hưởng đến cả bệnh nhân đái tháo đường typ 1 và typ2. Tổn thương thần kinh có thể xảy ra theo thời gian do tác động của lượng đường trong máu tăng cao và kéo dài ở bệnh nhân đái tháo đường. Chậm tiêu hóa còn làm cho việc điều trị bệnh đái tháo đường trở nên khó khăn hơn.
Các dấu hiệu và triệu chứng của bệnh liệt dạ dày bao gồm: Ợ nóng, buồn nôn, nôn ra thức ăn chưa được tiêu hóa, cảm giác mau no khi ăn, sụt cân, bụng đầy hơi thường xuyên, ăn không ngon miệng, trào ngược dạ dày thực quản… Các triệu chứng này có mức độ nhẹ hay nặng phụ thuộc vào mỗi người.
Những bệnh nhân này thường hấp thu thất thường các loại thuốc uống do làm trống dạ dày chậm, khiến cho việc dùng thuốc ở những bệnh nhân này kém hiệu quả.
Không giống như thuốc uống, Gimoti được dùng qua đường mũi, cho phép thuốc xâm nhập trực tiếp vào máu (bỏ qua đường tiêu hóa).
Một số lưu ý quan trọng khi dùng thuốc
Metoclopramide có thể gây ra chứng khó vận động muộn (TD), một rối loạn vận động nghiêm trọng thường không thể đảo ngược. Nguy cơ phát triển TD tăng theo thời gian điều trị và tổng liều tích lũy.
Ngừng dùng Gimoti ở những bệnh nhân phát triển các dấu hiệu hoặc triệu chứng của TD. Ở một số bệnh nhân, các triệu chứng có thể giảm bớt hoặc giải quyết sau khi ngừng metoclopramide.
Tránh điều trị bằng metoclopramide (tất cả các dạng bào chế và đường dùng) trong thời gian dài hơn 12 tuần vì nguy cơ phát triển TD khi sử dụng lâu dài.
Không khuyến cáo sử dụng Gimoti trong các trường hợp: Bệnh nhi do nguy cơ phát triển chứng khó vận động muộn (TD) và các triệu chứng ngoại tháp khác cũng như nguy cơ mắc bệnh methemoglobinemia ở trẻ sơ sinh; Suy gan trung bình hoặc nặng; suy thận vừa hoặc nặng và bệnh nhân sử dụng đồng thời các thuốc ức chế CYP2D6 mạnh do nguy cơ phơi nhiễm thuốc và phản ứng bất lợi.
Không dùng (chống chỉ định) Gimoti: Ở những bệnh nhân có tiền sử rối loạn vận động muộn (TD) hoặc phản ứng dystonic (là tình trạng một vùng cơ bắp trong cơ thể đột nhiên bị cứng đờ hoàn toàn (đóng băng) dẫn tới cảm giác rất khó chịu, buồn bực và đau đớn ) với metoclopramide; Khi kích thích nhu động đường tiêu hóa có thể nguy hiểm (ví dụ, trong trường hợp xuất huyết tiêu hóa, tắc nghẽn cơ học hoặc thủng); Ở những bệnh nhân bị pheochromocytoma (u tủy thượng thận). Metoclopramide có thể gây ra một cuộc khủng hoảng tăng huyết áp / pheochromocytoma, có thể là do giải phóng catecholamine từ khối u; Bệnh nhân bị động kinh (metoclopramide có thể làm tăng tần suất và mức độ nghiêm trọng của cơn động kinh); Bệnh nhân quá mẫn cảm với metoclopramide (các phản ứng đã bao gồm phù mạch thanh quản và bóng và co thắt phế quản)…
Các phản ứng có hại tiềm ẩn liên quan đến metoclopramide bao gồm: Rối loạn vận động muộn (TD), các tác dụng ngoại tháp khác (EPS), các triệu chứng parkinson, bồn chồn vận động, hội chứng ác tính thần kinh (NMS), trầm cảm, tự tử, tăng huyết áp…
Các phản ứng bất lợi phổ biến nhất (≥5%) đối với Gimoti là: Chứng khó đọc, đau đầu và mệt mỏi.
Người bệnh cần thông báo cho bác sĩ biết về những bất thường có thể gặp khi dùng thuốc.