Không chỉ mang lại kết quả đột phá này, donanemab còn làm chậm đáng kể sự suy giảm trí não của bệnh nhân. Một thử nghiệm lâm sàng mới đây của các nhà khoa học Đại học Y Indiana cho biết. Kết quả được công bố ngày 13/3 trên Tạp chí Y học New England .
Theo TS Liana Apostolova, đồng tác giả nghiên cứu, donanemab có thể làm tan mảng bám amyloid-beta, một loại protein độc hại tích tụ trong não của những người mắc bệnh Alzheimer.
Thử nghiệm lâm sàng giai đoạn 2 bao gồm 257 bệnh nhân, khoảng một nửa trong số đó được tiêm tĩnh mạch donanemab, bốn tuần một lần, trong vòng 1,5 năm; nửa còn lại được dùng giả dược.
Các nhà khoa học nhận thấy, loại thuốc này rất hiệu quả trong việc loại bỏ amyloid ra khỏi não. Vào cuối thử nghiệm, 70% số người tham gia có hàm lượng amyloid cao về cơ bản nằm trong phạm vi amyloid âm tính. Điều này thực sự ấn tượng. TS Apostolova cho biết.
Bệnh Alzheimer còn được đặc trưng bởi sự tích tụ của một loại protein thứ hai gọi là tau, tạo thành các "đám rối" trong mô não của người bệnh. Các nhà khoa học ngày càng nhận ra rằng tau có thể là một tác nhân tích cực trong bệnh Alzheimer. Donanemab không nhắm mục tiêu hoặc điều trị các đám rối protein tau vốn là đặc điểm của bệnh Alzheimer giai đoạn sau, nhưng các nhà nghiên cứu hy vọng bằng cách tác động vào amyloid beta, chúng cũng có thể ngăn chặn sự tích tụ của tau.
Trong thử nghiệm này, hơn một nửa số người tham gia có thể ngừng điều trị vì đã âm tính với amyloid. Thuốc cũng làm chậm sự tiến triển của bệnh Alzheimer.
Những kết quả này rất đáng khích lệ vì đây là thử nghiệm bệnh Alzheimer giai đoạn 2 đầu tiên cho thấy kết quả tích cực, cần tiếp tục nghiên cứu giai đoạn 3 với thử nghiệm lớn hơn để xác nhận lợi ích cũng như các nguy cơ (tác dụng phụ) có thể xảy ra và các biện pháp phòng ngừa bất lợi khi dùng donanemab.