Thuốc lá điện tử ảnh hưởng sức khỏe như thế nào?

07-09-2016 18:11 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Bắt đầu từ 8/2016, Cơ quan Quản lý Thực & Dược phẩm Mỹ (FDA) có những quy định mới về thuốc là điện tử, nhằm hạn chế những tác hại đối với sức khỏe con người.

1. Mối tiềm ẩn giữa đốt cháy với bốc hơi

Phần lớn, mối nguy hiểm của các loại thuốc lá truyền thống không phải là nicotine, mà chính là khói khi đốt (combustion), kể cả lá thuốc lẫn cellulose giấy quấn và các thành phần khác, phát sinh ra hóa chất độc hại như: aldehyde, carbon monoxide, các gốc tự do và kim loại nặng... Đây chính là hỗn hợp có thể gây ung thư, bệnh tim và phổi.

Theo giáo sư y khoa Stanton Glantz, Giám đốc Trung tâm Kiểm soát và Giáo dục thuốc lá (CTRE) thuộc  Đại học California, San Francisco thì thay vì dùng lửa, thuốc lá điện tử (E-cigarette) lại sử dụng pin để “đốt”, chính xác hơn là bốc hơi (vaporization) một hỗn hợp nicotin, glycerol hoặc propylene glycol, hương liệu và các tạp chất khác. Quá trình bốc hơi xảy ra ở nhiệt độ thấp hơn nhiều so với đốt cháy, vì vậy, nghe qua có vẻ hợp lý, không sinh các chất độc giống như thuốc lá điếu truyền thống. Nhưng người dùng không chỉ hít nicotine và hơi nước mà trong quá trình hâm nóng (gia nhiệt dịch lỏng của thuốc) sẽ tạo ra rất nhiều andehit và các hạt siêu mịn cực kỳ  nguy hiểm. Nguy cơ ung thư có thể thấp hơn so với thuốc điếu thông thường, nhưng ảnh hưởng của các hạt siêu mịn và aldehyde lên sức khỏe là rất lớn, đặc biệt tới phổi, không khác gì thuốc lá điếu truyền thống.

Mối nguy hiểm của các hạt siêu mịn này có thể gây viêm phổi tỉ lệ thuận với thâm niên hút thuốc. Theo một nghiên cứu gần đây, các tế bào máu trắng được nuôi trong phòng thí nghiệm nếu tiếp xúc với hợp chất gây viêm gây có trong thuốc lá điện tử sẽ phát sinh nhiều hiệu ứng bất lợi cho nhiều bộ phận trong cơ thể. Các hạt siêu bụi của thuốc lá điện tử, trong không khí ô nhiễm có thể làm tăng độ dính kết của máu, dẫn đến tắc động mạch và gây bệnh tim. Theo một nghiên cứu vừa coogn bố trên tạp chí Addiction, trong khói của E-cigarette còn có chứa formaldehyde, hợp chất dễ gây ung thư. Chưa hết, hút thuốc ở nhiệt độ quá cao còn gây ra hiện tượng có tên  “phun khô”, rất khắc nghiệt và khó chịu, lâu dài ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi và hệ thống hô hấp chung của cơ thể.

thuoc la dien tu

2. E-cigarette chứa nhiều phụ gia nguy hiểm

Đến nay E-cigarette đã có thâm niên lưu hành trên 10 năm, điều này làm cho các phụ tùng đi kèm cũng được “tiến hóa” chóng mặt. Thế hệ E-cigarette đầu tiên trông giống như thuốc lá truyền thống (còn được gọi là cigalikes), nhưng lượng nicotin nhập vào máu không tốt như thuốc lá truyền thống. Thế hệ E-cigarette mới cung cấp lượng nicotine vào máu tương đương thuốc lá điếu, điều này có thể giúp người hút có thể bỏ được thuốc lá, nhưng theo hầu hết các nghiên cứu ở thế hệ E-cigarette thứ hai và thứ ba cho thấy chúng có thể gây viêm nhiễm mãn tính. Ngoài ra, E-cigarette còn sử dụng một số hương liệu, tạp chất mà thuốc lá truyền thông không có. Ví dụ như hương liệu dùng trong các dịch lỏng tăng cường cho thuốc lá. Mặc dù các phụ gia tạo hương vị đều nằm trong danh mục được FDA chấp thuận, nhưng còn nhiều phụ gia không được kiểm chứng đầy đủ nên khi hít vào sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới hệ thống hô hấp.

Có một ngoại lệ đáng chú ý về diacetyl, hóa chất chính làm tăng mùi quyến rũ cho E-cigarette.  Nó cũng là một sản phẩm phụ trong nhiều loại thực phẩm khác như trong bơ,  trong bia, nếu ăn thì an toàn, nhưng hít vào thì ngược lại, gây tắc nghẽn tiểu phế quản, hay còn gọi là hiện tượng phổi bỏng ngô. Diacetyl không chỉ trong hương vị như bơ mà nó còn có hương vị như quả mọng. Theo một nghiên cứu công bố cuối năm 2014 cho thấy, diacetyl chỉ là 1 trong 39 hương vị của E-cigarette. Diacetyl có mặt trong khói thuốc lá với mức cao hơn so Diacetyl phóng không ở các cơ sở nổ bỏng ngô. Chưa hết, còn nhiều hợp chất trong hương liệu có trong E-cigarette ảnh hưởng đến phổi vẫn chưa lộ mặt. Theo nghiên cứu trong phòng thí nghiệm của CTRE, hút thuốc lá điện tử làm suy yếu, triệt tiêu gen liên quan đến hệ thống miễn dịch. Người dùng E-cigarette có số lượng gen bị ức chế cao gấp nhiều lần so với nhóm không hút thuốc, nên hệ thống miễn dịch của họ suy yếu nhanh hơn.

thuoc la dien tu

3. Bỏ thuốc, giải pháp tối ưu cho mọi người

Phải nói ngay rằng, bỏ thuốc là điều ai cũng mơ ước nhưng thực hiện  không hề đơn giản. Nicotin không chỉ gây nghiện rất cao theo nghĩa đen mà còn đầu độc não bộ ngay từ  những ngày đầu mới làm quen với thuốc lá nên việc bỏ thuốc, nhất là khi có thâm niên lâu lại càng khó. Những người muốn cai thuốc có thể áp dụng  một vài lựa chọn như bỏ đột ngột, bỏ từ từ, sử dụng liệu pháp thay thế nicotine, hoặc Chantix.

Thay thế nicotine là liệu pháp sử dụng miếng dán nicotin hay kẹo cao giúp người hút tiếp nhận được lượng nicotin cố định, giảm dần đến cho đến lúc có thể bỏ được. Theo nghiên cứu từ những năm 90, nhiều người bỏ được thuốc nhờ liệu pháp này mà không cần sự giúp đỡ của bác sĩ, trong 6 tuần giảm được 15%, 24 tuần giảm được hơn 10%, tuy nhiên để hiệu quả hơn thì sự quyết tâm của người trong cuộc đóng một vai trò quan trọng. Ngoài ra, còn phải kể đến sự hỗ trợ của trị liệu nhóm, tư vấn của chuyên môn, và hỗ trợ của những người xung quanh. Liệu pháp thay thế giúp tăng cường cơ hội bỏ thuốc từ 50 - 70%, vì vậy, nếu ai muốn bỏ đột ngột mà không cần bất kỳ sự hỗ trợ bên ngoài thì cơ hội bỏ thuốc chỉ đạt 8%.  Cũng có ý kiến cho rằng, nên dùng Chantix hoặc liệu pháp thay thế nicotine, bổ sung bằng bước chuyển tiếp E-cigarette, cộng với nghị lực bản thân sẽ giúp người trong cuộc thành công trong việc cai thuốc.


Khắc Nam
Ý kiến của bạn