Thuốc giảm đau phổ biến có liên quan đến nguy cơ cục máu đông cao hơn

26-09-2022 10:30 | Thông tin dược học
google news

SKĐS - Nghiên cứu đã chỉ ra mối liên hệ giữa việc dùng thuốc giảm đau không kê đơn phổ biến ibuprofen với tăng nguy cơ hình thành cục máu đông có hại…

Thuốc giảm đau ibuprofen: 4 triệu chứng dạ dày nghiêm trọng có thể xảy ra nếu lạm dụngThuốc giảm đau ibuprofen: 4 triệu chứng dạ dày nghiêm trọng có thể xảy ra nếu lạm dụng

SKĐS - Thuốc giảm đau ibuprofen được dùng phổ biến trong các chứng đau, viêm từ nhẹ đến vừa. Tuy nhiên nếu lạm dụng, dùng quá liều có thể gây bất lợi, trong đó có tiềm ẩn nguy cơ với dạ dày…

1.Cục máu đông nguy hiểm thế nào?

Cục máu đông có thể di chuyển đến các động mạch hoặc tĩnh mạch trong não và tim… gây ra các trường hợp khẩn cấp về y tế như các cơn đau tim, đột quỵ… (nếu chúng không tan một cách tự nhiên). Vì vậy, việc giảm thiểu nguy cơ cục máu đông là rất quan trọng để phòng ngừa các biến chứng nghiêm trọng này.

Điều đáng quan tâm là việc dùng thuốc giảm đau cho các cơn đau và nhức mỏi khác nhau có thể làm tăng khả năng hình thành cục máu đông. Nghiên cứu gần đây đã tìm ra mối liên kết một loại thuốc giảm đau phổ biến với nguy cơ cục máu đông cao hơn đáng kể.

Quá trình đông máu giúp cầm máu khi bạn bị thương, nhưng các cục máu đông hình thành mà không có lý do rõ ràng và không tan... có thể gây nguy hiểm đến tính mạng.

2.Cảnh giác với các thuốc giảm đau ibuprofen

Theo một phân tích tổng hợp được công bố trên Tạp chí Y khoa Anh, thuốc chống viêm không steroid (NSAID) có thể dẫn đến sự hình thành các cục máu đông có hại.

photo-1664087591711

Ibuprofen có liên quan đến nguy cơ đông máu cao hơn, do đó hãy thận trọng khi sử dụng.

Các thuốc NSAID được sử dụng rộng rãi để giảm đau, giảm viêm và hạ sốt. Mặc dù cái tên NSAID có thể không thông dụng, nhưng các thuốc như ibuprofen hay aspirin (các thuốc thuộc nhóm NSAID) thì lại rất quen thuộc với người dùng.

Các nhà khoa học đã xem xét một nghiên cứu thuần tập và năm nghiên cứu bệnh chứng, cung cấp tổng cộng 21.401 trường hợp huyết khối tắc mạch (cục máu đông) tĩnh mạch và liên kết các chất tương tự như ibuprofen với việc tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch sâu. Tác giả chính của nghiên cứu, Patompong Ungprasert cho biết, đây là đánh giá có hệ thống đầu tiên và phân tích tổng hợp các nghiên cứu quan sát được công bố đánh giá nguy cơ huyết khối tĩnh mạch ở những người sử dụng NSAID.

Rủi ro đáng kể được quan sát trong nghiên cứu đã khiến các nhà khoa học cho rằng, các loại thuốc phổ biến này nên được dùng (hoặc kê đơn) một cách thận trọng.

Theo Mayo Clinic, huyết khối tĩnh mạch sâu (gọi tắt là DVT), là tình trạng cục máu đông đã hình thành ở tĩnh mạch sâu trong cơ thể (thường là ở chân hoặc vùng chậu…). DVT là nguyên nhân chính gây thuyên tắc mạch phổi.

Tại sao NSAID có thể làm tăng nguy cơ huyết khối tĩnh mạch thì chưa rõ ràng, nhưng nó có thể liên quan đến sự ức chế COX- 2, dẫn đến mất cân bằng thromboxane-prostacyclin… dễ dẫn đến hình thành cục máu đông.

photo-1664087594433

NSAID được sử dụng rộng rãi để giảm đau, giảm viêm và hạ sốt.(Hình ảnh: GETTY)

Các bác sĩ nên biết về mối liên quan này và NSAID nên được kê đơn một cách thận trọng, đặc biệt ở những bệnh nhân đã có nguy cơ cao bị huyết khối tĩnh mạch. Các nhà nghiên cứu cảnh báo.

Tuy nhiên, trong nghiên cứu nhiều NSAID khác nhau đã được đánh giá, nhưng không phải tất cả các loại thuốc trong nhóm có thể làm tăng nguy cơ này.

Cơ quan Dịch vụ Y tế Quốc gia Anh (NHS) lưu ý rằng, nếu bạn quyết định dùng ibuprofen, nên dùng ‘liều thấp nhất’ trong ‘thời gian ngắn nhất có thể’.

Hơn nữa, người bệnh nên trao đổi với bác sĩ hoặc dược sĩ trước khi bắt đầu điều trị bằng ibuprofen vì loại thuốc giảm đau này không phù hợp với một số người, NHS nhấn mạnh.

6 loại ‘thuốc giảm đau” tự nhiên6 loại ‘thuốc giảm đau” tự nhiên

SKĐS - Đau là một cảm giác khó chịu, xuất hiện cùng lúc với sự tổn thương của các mô tế bào. Bất cứ khi nào chúng ta cảm thấy đau ở bất kỳ bộ phận nào trên cơ thể, bản năng đầu tiên sẽ là tìm đến các giải pháp để giảm đau…

Mời độc giả xem thêm video:

Tự ý sử dụng thuốc điều trị béo phì có hại gì?/ SKĐS



DS Nguyễn Thị Thu Giang
Ý kiến của bạn