Thuốc giảm đau do lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ tiền mãn kinh

14-08-2022 07:08 | Thuốc mới

SKĐS - Một loại thuốc mới vừa được FDA phê duyệt giúp kiểm soát các cơn đau từ vừa đến nặng, liên quan đến lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ tiền mãn kinh…

Lạc nội mạc tử cung: Nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp điều trịLạc nội mạc tử cung: Nguyên nhân, biểu hiện và phương pháp điều trị

SKĐS - Lạc nội mạc tử cung tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ gây ảnh hưởng đến chức năng sinh sản của phụ nữ, thậm chí có thể gây vô sinh.

Lạc nội mạc tử cung gây ra các triệu chứng như đau bụng kinh và đau vùng chậu mãn tính, nhưng nhiều phụ nữ mắc chứng bệnh này không thuyên giảm khi dùng các liệu pháp hiện tại…

1.Lạc nội mạc tử cung là gì?

Lạc nội mạc tử cung là tình trạng xảy ra khi các mô tương tự như lớp niêm mạc bên trong tử cung phát triển ở bên ngoài tử cung hoặc ngay tại tử cung, thường là trên các cơ quan khác bên trong khung chậu hoặc khoang bụng.

Các mô lạc nội mạc tử cung có thể sưng lên và chảy máu, tương tự như cách niêm mạc bên trong tử cung hoạt động hàng tháng, dẫn đến hiện tượng chảy máu bên trong khung chậu và đau bụng khi hành kinh.

Lạc nội mạc tử cung cũng có thể ảnh hưởng đến sức khỏe chung về thể chất, tinh thần và xã hội, đòi hỏi một phương pháp chăm sóc đa ngành. Khoảng 190 triệu phụ nữ mắc các triệu chứng của lạc nội mạc tử cung trên toàn cầu. Có khoảng 7,5 triệu phụ nữ tiền mãn kinh bị lạc nội mạc tử cung và khoảng 75-80% trong số họ có triệu chứng.

Lạc nội mạc tử cung

Hình ảnh minh họa lạc nội mạc tử cung.

Nguyên nhân chính xác của tình trạng này là không rõ, nhưng theo Đại học Sản phụ Hoa Kỳ có thể do, việc sản xuất quá mức các chất giống như hormone prostaglandin và hormone sinh dục estrogen có vai trò dẫn đến chứng viêm mãn tính.

Đau do lạc nội mạc tử cung có thể khác nhau ở mỗi người. Các triệu chứng có thể bao gồm: Đau theo chu kỳ, đau khi giao hợp và cực khoái, đau khi đi tiêu, các vấn đề về đường tiêu hóa (đầy hơi, chuột rút, tiêu chảy, táo bón…).

2.Các liệu pháp điều trị lạc nội mạc tử cung

Để ứng phó với tình trạng này, các bác sĩ thường dùng thuốc chống viêm không steroid không kê đơn như ibuprofen hoặc naproxen để giúp kiểm soát cơn đau do lạc nội mạc tử cung. Đây thường là cách tiếp cận đầu tiên để kiểm soát cơn đau cho những bệnh nhân có các triệu chứng nhẹ hơn.

Đối với những phụ nữ không cố gắng thụ thai, bác sĩ cũng có thể kê đơn liệu pháp hormone.

Một số lựa chọn liệu pháp hormone:

-Thuốc tránh thai nội tiết: Thuốc tránh thai, miếng dán và vòng âm đạo giúp kiểm soát các hormone chịu trách nhiệm hình thành mô nội mạc tử cung mỗi tháng.

-Liệu pháp progestin: Thuốc tránh thai có hormone này có thể làm ngưng kinh nguyệt và sự phát triển của mô nội mạc tử cung.

-Thuốc ức chế aromatase: Những loại thuốc này làm giảm nồng độ estrogen và có thể được kê đơn một mình hoặc kết hợp với các biện pháp tránh thai nội tiết tố để điều trị lạc nội mạc tử cung.

Phẫu thuật cũng có thể giúp điều trị lạc nội mạc tử cung. Điều này có thể liên quan đến các thủ thuật xâm lấn tối thiểu để loại bỏ các mô phát triển hoặc phẫu thuật rộng hơn để loại bỏ các mô phát triển trên cơ quan sinh sản. Một số bệnh nhân bị lạc nội mạc tử cung nặng hơn có thể được cắt tử cung, phẫu thuật cắt bỏ tử cung và có thể cả buồng trứng.

Một hạn chế của phương pháp điều trị bằng hormone đối với lạc nội mạc tử cung là giảm hoặc ngăn chặn sản xuất estrogen có thể làm giảm mật độ khoáng của xương, làm yếu xương và tăng nguy cơ gãy xương theo thời gian.

3.Thuốc mới giảm đau vừa và nặng trong lạc nội mạc tử cung

Lạc nội mạc tử cung -1

Myfembree có thể cải thiện tình trạng đau bụng kinh và đau vùng chậu ở phụ nữ bị lạc nội mạc tử cung.

Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) vừa phê duyệt myfembree để kiểm soát các cơn đau vừa đến nặng liên quan đến lạc nội mạc tử cung ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Cụ thể, myfembree được chỉ định ở phụ nữ tiền mãn kinh để điều trị:

Việc sử dụng myfembree nên được giới hạn trong 24 tháng do nguy cơ mất xương tiếp tục có thể không hồi phục.

Trong các thử nghiệm lâm sàng được đệ trình lên FDA, myfembree đã cải thiện tình trạng đau bụng kinh và đau vùng chậu với việc giảm mật độ khoáng xương trung bình dưới 1% trong một năm điều trị.

Tuy nhiên, khoảng 1/5 bệnh nhân bị giảm mật độ khoáng xương hơn 3% và khuyến nghị phụ nữ nên đo mật độ khoáng xương hàng năm khi đang điều trị.

Nhiều phụ nữ bị đau liên quan đến lạc nội mạc tử cung không thể kiểm soát các triệu chứng đau của họ bằng các lựa chọn điều trị hiện tại, cho thấy nhu cầu cao chưa được đáp ứng đối với bệnh này.

4.Một số lưu ý khi dùng thuốc

Các sản phẩm kết hợp estrogen và progestin, bao gồm myfembree làm tăng nguy cơ huyết khối hoặc rối loạn huyết khối bao gồm thuyên tắc phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu, đột quỵ và nhồi máu cơ tim, đặc biệt ở phụ nữ có nguy cơ tăng các biến cố này.

Myfembree được chống chỉ định ở phụ nữ hiện tại hoặc có tiền sử rối loạn huyết khối hoặc huyết khối và ở phụ nữ có nguy cơ cao mắc các biến cố này bao gồm: Phụ nữ trên 35 tuổi hút thuốc hoặc phụ nữ bị tăng huyết áp không kiểm soát được; nguy cơ cao bị rối loạn huyết khối động mạch, tĩnh mạch hoặc huyết khối tắc mạch; thai kỳ; loãng xương đã biết; hiện tại hoặc tiền sử ung thư vú hoặc các khối u ác tính nhạy cảm với hormone khác; suy gan hoặc bệnh đã biết; chảy máu tử cung bất thường chưa được chẩn đoán; quá mẫn với các thành phần của myfembree...

Mất xương: Myfembree có thể gây giảm mật độ khoáng xương (BMD) ở một số bệnh nhân, có thể nhiều hơn khi tăng thời gian sử dụng và có thể không hồi phục hoàn toàn sau khi ngừng điều trị. Cân nhắc lợi ích và rủi ro ở những bệnh nhân có tiền sử gãy xương do chấn thương nhẹ hoặc các yếu tố nguy cơ gây loãng xương hoặc mất xương, bao gồm các loại thuốc có thể làm giảm BMD. Đánh giá BMD bằng phương pháp đo hấp thụ tia X năng lượng kép (DXA) được khuyến cáo ở mức cơ bản ở tất cả phụ nữ.

Trong khi điều trị, DXA định kỳ được khuyến cáo cho những phụ nữ bị kinh nguyệt ra nhiều do u xơ tử cung; ở những người bị đau do lạc nội mạc tử cung mức độ trung bình đến nặng, nên dùng DXA hàng năm. Cân nhắc ngừng myfembree nếu nguy cơ mất xương vượt quá lợi ích tiềm năng.

Tăng huyết áp: Đối với phụ nữ bị tăng huyết áp được kiểm soát tốt, theo dõi huyết áp và ngừng myfembree nếu huyết áp tăng đáng kể.

Rụng tóc: Rụng tóc và mỏng tóc đã được báo cáo trong các thử nghiệm pha 3 với myfembree. Cân nhắc ngừng sử dụng myfembree nếu tình trạng rụng tóc trở thành mối lo ngại. Hiện vẫn chưa rõ liệu chứng rụng tóc có thể phục hồi được hay không.

Các phản ứng có hại thường gặp nhất đối với myfembree là:

  • Chảy máu kinh nhiều liên quan đến u xơ tử cung: Các triệu chứng vận mạch, chảy máu tử cung bất thường, rụng tóc và giảm ham muốn...
  • Đau vừa đến nặng liên quan đến lạc nội mạc tử cung: Đau đầu, các triệu chứng vận mạch, rối loạn tâm trạng, chảy máu tử cung bất thường, buồn nôn, đau răng, đau lưng, giảm ham muốn và kích thích tình dục, đau khớp, mệt mỏi và chóng mặt...

Mời độc giả xem thêm video:

Cách nào để giảm cân không cần cardio? | SKĐS

DS Nguyễn Thu Giang
Ý kiến của bạn