Phát triển một loại thuốc giải rượu mới giúp giảm tác động ngắn hạn của rượu

08-07-2022 17:17 | Thuốc mới

SKĐS – Sau các buổi liên hoan, nhậu nhẹt, nhiều đấng mày râu không tránh khỏi tình trạng nôn nao, say rượu. Nhiều liệu pháp chống đỡ, hóa giải các tình trạng này đã được các nhà khoa học tìm kiếm. Gần đây, các nhà khoa học Thụy Điển đã phát triển một loại thuốc giải rượu mới…

Thuốc giải rượu: Lợi bất cập hại!Thuốc giải rượu: Lợi bất cập hại!

SKĐS - Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại “thuốc giải say”, nhiều người cứ tha hồ uống rượu bia cho tới say xỉn rồi tống thuốc giải say vào. Dùng như vậy rất nguy hại cho sức khỏe.

Viên thuốc có tên Myrkl được cho là có thể phân hủy tới 70% lượng cồn sau 60 phút. Hiệu quả của viên thuốc được phản ánh bằng việc giảm các tác động ngắn hạn của rượu, chẳng hạn như hưng phấn và giảm lo lắng. Nhà sản xuất khuyến nghị uống hai viên thuốc từ 1 đến 12 giờ trước khi uống rượu.

photo-1657212741633

Thuốc giải rượu mới có thể phân hủy 70% lượng cồn.


Thuốc giải rượu có chứa hai loại vi khuẩn thân thiện với đường ruột - Bacillus subtilis và Bacillus coagulans - được sản xuất từ cám gạo lên men. Những vi khuẩn này phân hủy tự nhiên rượu thành nước và carbon dioxide. Dạng viên nang kháng axit bảo vệ vi khuẩn khỏi axit tự nhiên của dạ dày để chúng có thể đến ruột, nơi hầu hết rượu được hấp thụ vào máu.

Người ta đã biết rằng các vi khuẩn có lợi cho đường ruột bị thay đổi do bệnh tật kéo dài và lối sống (hút thuốc, uống rượu thường xuyên và chế độ ăn uống). Ngoài ra, rượu được hấp thụ khác nhau tùy theo cân nặng, giới tính, hoạt động thể chất và tiêu thụ thức ăn. Những yếu tố này có thể làm giảm hoặc tăng tác dụng của các vi khuẩn thân thiện trong thuốc Myrkl.

Hai loại vi khuẩn trong thuốc giải rượu Myrkl có thể an toàn cho hầu hết mọi người. Tuy nhiên, chế phẩm sinh học này được cung cấp cho những người bị bệnh có thể làm đảo lộn sự cân bằng tự nhiên của vi khuẩn đường ruột khỏe mạnh, gây ra nhiễm trùng hoặc các triệu chứng đường ruột.

Mặc dù những nghiên cứu và thử nghiệm dùng là như vậy. Tuy nhiên, các chuyên gia vẫn khuyến cáo, tốt nhất vẫn nên hạn chế mức tối đa dùng bia rượu để tránh những hậu quả đáng tiếc do bia rượu đưa đến. 

Xem thêm video đang được quan tâm:

Cháy nắng: Cách nào làm dịu làn da?


DS. Hoàng Vân
(Theo medicalxpress.com, 5/7/2022)
Ý kiến của bạn