1. Các phương pháp điều trị u máu
U máu là một dị tật mạch máu phổ biến. U máu thường gặp ở trẻ nhỏ. Có nhiều loại u máu. Nhìn chung thường có thể tự khỏi mà không cần bất kỳ sự can thiệp nào.
Tuy nhiên, khoảng 5 - 10% trường hợp u máu có tính phá hủy và có thể dẫn đến giãn mạch, loét, tăng sắc tố, có thể ảnh hưởng đến thị lực, thính lực và gây ra các vấn đề nghiêm trọng khác. Vì vậy, cần có sự can thiệp để ngăn ngừa hậu quả bất lợi.
Với việc liên tục khám phá và tối ưu hóa các phác đồ điều trị trong những năm gần đây, nhiều phác đồ điều trị u máu được áp dụng trong thực hành lâm sàng bao gồm thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc bôi, liệu pháp laser, điều trị phẫu thuật.
Đối với điều trị bằng thuốc, thuốc chẹn beta propranolol đường uống hiện là phương pháp điều trị đầu tay cho u máu.
2. Thuốc điều trị u máu
2.1 Thuốc bôi tại chỗ
Thuốc chẹn beta tại chỗ có thể giúp làm chậm sự phát triển của u máu. Phương pháp này có tác dụng tốt nhất đối với các u mạch máu nhỏ, bề ngoài. Về mặt lý thuyết, thuốc chẹn beta tại chỗ chỉ tác dụng cục bộ trên tổn thương chứ không đi vào hệ tuần hoàn, hiệu quả và an toàn hơn thuốc chẹn beta đường uống trong điều trị u máu.
Các thuốc chẹn beta tại chỗ được sử dụng bao gồm gel propranolol, timolo và carteolol. Thuốc kháng sinh tại chỗ có thể được chỉ định khi vết loét hở có nguy cơ nhiễm trùng.
2.2 Thuốc uống
Thuốc chẹn beta propranolol
- Tác dụng: Thuốc chẹn beta propranolol là lựa chọn điều trị bằng đường uống đầu tay. Việc điều trị phải được thực hiện dưới sự hướng dẫn của bác sĩ có kinh nghiệm. Sau khi khối u đã giảm cơ bản (được đánh giá bằng kết quả khám lâm sàng và siêu âm), có thể giảm liều dần dần và ngừng thuốc trong vòng 1 tháng.
Ngoài propranolol, các thuốc chẹn beta khác cũng được sử dụng để điều trị u máu, bao gồm atenolol, nadolol và acebutolol.
- Tác dụng phụ: Dùng thuốc propranolol có thể gây ra phản ứng ở đường tiêu hóa, nhịp tim chậm, phát ban, hạ huyết áp, hạ đường huyết và các phản ứng bất lợi khác. Thuốc nên được sử dụng thận trọng dưới sự hướng dẫn của bác sĩ. Vẫn còn phải xem liệu sử dụng lâu dài thuốc này ở trẻ em có tác dụng phụ lâu dài đối với trí não và chức năng tim phổi hay không.
- Chống chỉ định: Propranolol chống chỉ định trong các tình huống sau: Sốc tim, nhịp tim chậm, hạ huyết áp, block nhĩ thất độ hai đến độ ba, suy tim, tiền sử đáp ứng đường thở (ví dụ hen suyễn và thông khí kém), hẹp động mạch chủ và phản ứng dị ứng với propranolol.
- Tác dụng: Trước khi propranolol được sử dụng để điều trị u máu, corticosteroid, là thuốc điều trị đầu tay, nhưng hiện chỉ được sử dụng trong các trường hợp chống chỉ định với thuốc chẹn beta và các trường hợp không có đáp ứng điều trị với thuốc propranolol.
- Tác dụng phụ: Việc sử dụng corticosteroid trong thời gian dài có thể gây ra một số phản ứng bất lợi bao gồm hội chứng Cushing, nhiễm trùng thứ phát, ảnh hưởng đến sự tăng trưởng và phát triển, khó chịu ở đường tiêu hóa (ví dụ: Buồn nôn, nôn, tiêu chảy), các triệu chứng tâm thần (ví dụ: Kích động, mất ngủ và cảm thấy suy sụp) và ức chế tuyến thượng thận.
3. Lưu ý khi dùng thuốc
Việc điều trị u máu nên được cá nhân hóa. Các yếu tố ảnh hưởng đến quyết định điều trị bao gồm: Kích thước, vị trí, độ sâu, giai đoạn phát triển và xu hướng của tổn thương. Một chế độ điều trị thành công phải có khả năng thích ứng với nhiều loại và kích cỡ khác nhau của u mạch máu. Vì vậy cần được thực hiện dưới sự giám sát của bác sĩ có kinh nghiệm.
Việc sử dụng thuốc propranolol mang lại hiệu quả trong điều trị u máu. Tuy nhiên, do các tác dụng phụ có thể xảy ra của propranolol, cần phải đánh giá đầy đủ về tim mạch và hô hấp trước khi bắt đầu điều trị và theo dõi chặt chẽ trong quá trình điều trị bằng propranolol.
Vì vậy người bệnh không nên tự ý dùng thuốc cũng không nên tự điều trị u mạch máu bằng các phương pháp dân gian hay tìm cách chọc thủng khối u vì có thể chảy nhiều máu và gây nhiễm trùng nguy hiểm.
Mời xem thêm video được quan tâm:
Những vấn đề sức khỏe có thể gặp khi bị thiếu máu.