Hà Nội

Thuốc gì điều trị mụn cóc?

26-08-2021 19:07 | An toàn dùng thuốc

Tôi hay bị mụn cóc, lúc mọc ở tay, lúc mọc ở chân. Có mụn nhỏ thì tự hết sau một thời gian, nhưng mụn to thì không hết, dù tôi có tẩy đi thì cũng chỉ sau một thời gian là mọc lại và sinh sản. Xin cho biết có loại thuốc nào để chữa bệnh này?

Cách chữa mụn cócCách chữa mụn cóc

SKĐS - Em bị mọc mụn cóc trên mu bàn tay khiến em mất tự tin khi giao tiếp, nhất là về mùa hè.

Trần Văn Bản (Hải Hậu)

Mụn cóc hay dân gian còn gọi là hột cơm - là một khối u sần sùi, trắng, nhỏ, thường mọc trên da bàn tay hay bàn chân, trông giống một chùm súp lơ nhỏ. Mụn cóc rất phổ biến, do siêu vi trùng, thông thường nhất là loại virus papilloma ở người (HPV), gây ra. Mụn cóc dễ lây, có thể mọc tràn lan và thường biến mất sau vài tuần hay vài năm. Tuy nhiên cũng có trường hợp rất dễ tái phát…

Cách gì để điều trị mụn cóc? - Ảnh 2.

Mụn cóc thường mọc ở bàn tay, bàn chân...

Dùng thuốc điều trị mụn cóc

Về điều trị, bác sĩ có thể cho dùng salicylic acid với nồng độ cao. Thường có hai dạng sản phẩm là tấm lót salicylic acid hoặc một chai dung dịch salicylic acid đậm đặc.

Ngoài ra, còn có thuốc imiquimod - một loại kem bôi giúp hệ thống miễn dịch của cơ thể chống lại virus mụn cóc.

Có thể dùng phương pháp tiêu keratin (keratolysis). Đây là thủ thuật loại bỏ các tế bào da chết trên bề mặt. Phương pháp keratolysis điều trị mụn phổ biến nhất cũng liên quan đến salicylic acid. 

Sau khi dùng salicylic acid khiến tế bao da tại mụn cóc chết, dùng viên đá bọt hoặc bằng tấm ván nhám nhẹ nhàng loại bỏ vùng da chết này. Tuy nhiên liệu pháp này cần phải kiên trì, bởi có thể phải mất tới 12 tuần để loại bỏ mụn cóc cứng đầu.

Các biện pháp làm lạnh

Trong trường hợp mụn cóc phát triển to nhanh, dùng thuốc bôi không trên hiệu quả, có thể sử dụng biện pháp phẫu thuật lạnh hoặc phương pháp áp lạnh. Thiết bị này sử dụng để chứa một hỗn hợp ether dimethyl - propan.

Tuy phương pháp này không quá đắt nhưng có một bất lợi là các miếng mút ẩm là quá lớn đối với mụn cóc nhỏ. Các biến chứng bao gồm phồng rộp ở vùng da bình thường nếu việc đóng băng dư thừa không được kiểm soát.

Cách gì để điều trị mụn cóc? - Ảnh 4.

Có thể điều trị mụn cóc to bằng phương pháp áp lạnh.

Liệu pháp làm lạnh (cryotherapy) trong điều trị mụn cóc là một kỹ thuật sử dụng một hoá chất rất lạnh để làm đông cứng mụn cóc từ đó phá huỷ các tế bào da ở đây và loại bỏ mụn cóc. Đây là một phương pháp phổ biến trong điều trị mụn cóc, có thể được thực hiện tại phòng khám bác sĩ (áp lạnh nitơ). Bạn cũng có thể ra hiệu thuốc mua những sản phẩm không cần kê đơn bán trên thị trường để dùng tại nhà (áp lạnh dimethyl ether).

Việc làm đông cứng vùng da chỗ mụn cóc sẽ phá huỷ nơi trú ẩn của virus. Những tế bào da bị tổn thương, cũng như virus đều được tiêu diệt bởi hệ miễn dịch của cơ thể một cách dễ dàng. Phương pháp điều trị này chỉ kéo dài vài phút và kết quả sẽ được thấy rõ trong vòng 1-2 tuần. Áp lạnh bằng biện pháp OTC tại nhà sẽ giảm đau đớn do tổn thương vùng da quanh mụn cóc thông thường so với áp lạnh nitơ tại phòng khám.

Điều trị mụn cóc bằng laser

Phương pháp này cần được thực hiện tại phòng khám da liễu, có 2 liệu pháp laser.

Laser xung nhuộm: Hoạt động bằng cách hấp thu có chọn lọc bởi các tế bào máu. Laser xung nhuộm thì ít hủy hoại và có nhiều khả năng để chữa lành mà không để lại sẹo. Điều trị bằng laser xung nhuộm không cần thuốc an thần hoặc gây tê cục bộ.

Laser carbon dioxide: Hoạt động bằng cách hấp thu có chọn lọc các phân tử nước. Tia laser carbon dioxide hoạt động bằng cách bốc hơi và phá hủy mô và da, phương pháp này đòi hỏi phải gây tê cục bộ.

Nhìn chung, phương pháp điều trị laser có thể gây đau, tốn kém, nhưng không để lại sẹo lớn khi được sử dụng một cách thích hợp.

Phòng ngừa mụn cóc như thế nào?

Để giảm nguy cơ của bị mắc mụn cóc, hãy đi dép khi sử dụng phòng thay đồ, phòng tắm chung, hoặc phòng tập thể dục…

Nên sử dụng giày thoáng và thay tất thường xuyên để giữ chân khô ráo. Thường xuyên rửa bàn chân bằng xà phòng diệt khuẩn.

Mụn cóc do nhiễm virus qua da nên có thể lây lan cho người khác và dễ tái phát tại những nơi khác của bàn chân. Không đi chung giày dép với người đang bị mụn cóc.

Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:

ICU từ Huế


Đặt câu hỏi

Loading...

Xem tiếp
BS.Nguyễn Xuân Anh
Ý kiến của bạn