Thuốc gì chữa lưỡi bản đồ?

22-04-2013 10:00 | Tin nóng y tế
google news

Con tôi 10 tuổi, trên lưỡi có nhiều vòng trắng đỏ và cảm giác đau, rát khi ăn uống. Xin hỏi, có phải cháu bị bệnh lưỡi bản đồ? Có thuốc nào chữa bệnh này không?

Con tôi 10 tuổi, trên lưỡi có nhiều vòng trắng đỏ và cảm giác đau, rát khi ăn uống. Xin hỏi, có phải cháu bị bệnh lưỡi bản đồ? Có thuốc nào chữa bệnh này không?

Nguyễn Thùy Linh (Hải Dương)

Lưỡi bản đồ còn được gọi là viêm lưỡi di cư lành tính bởi vì sự xuất hiện liên tục thay đổi, là bệnh ở phần niêm mạc của lưỡi. Biểu hiện chủ yếu là các chấm sữa trên sống lưỡi rụng tạm thời, có ban đỏ không định hình, vì thương tổn không có hình dạng nhất định và không giống bất cứ hình nào nên gọi là lưỡi bản đồ hay lưỡi địa lý. Viền thương tổn có màu vàng tro hoặc trắng, hơi gồ cao, ranh giới rõ với phần niêm mạc lưỡi lành. Khi lan tỏa ra xung quanh hình thành những vùng bóc rụng tương đối rộng. Lưỡi bản đồ có thể kéo dài vài tháng hoặc lâu hơn và thường tái phát. Tổn thương thường giới hạn ở lưỡi nhưng đôi khi phát sinh ở những nơi khác trong miệng hay trên môi.

Để thoát khỏi tình trạng này, bệnh nhân nên tránh thức ăn nóng hay có nhiều gia vị, tránh tiếp xúc với thức uống có cồn. Giữ gìn vệ sinh răng miệng để tránh viêm loét kèm theo. Mặc dù là bệnh lành tính nhưng khi có triệu chứng kéo dài, gây đau hoặc khó chịu khi ăn cần đến cơ sở y tế để được khám bởi một số ít trường hợp có thể do dị ứng hoặc vảy nến gây nên.

Nếu bội nhiễm vi khuẩn thường là vi khuẩn có sẵn trong khoang miệng, cần dùng kháng sinh phổ rộng đường uống như cephalosporine thế hệ 2, 3, dùng 7-10 ngày. Nếu có bội nhiễm nấm thì dùng kháng nấm đường uống bằng itraconazole 100mg, uống ngày 2 viên chia 2 lần, uống trong 2 tuần, kết hợp bôi kháng nấm tại chỗ bằng daktarin gel ngày 3 - 4 lần.

Nếu đau nhiều có thể bôi xen kẽ chế phẩm kamistad gel bôi ngày 2 - 3 lần có tác dụng vừa giảm đau vừa kháng viêm khá tốt. Corticosteroids bôi tại chỗ rất có ích khi có sự viêm và đau, thường dùng chế phấm triamcinolone dạng gel hoặc dạng dán nha khoa, dùng nhiều lần trong ngày, nên súc miệng với dung dịch có chứa các tác nhân khử trùng và gây tê.

Hơn nữa, chế độ ăn uống hằng ngày nên tránh thức ăn quá nóng, cay, quá mặn, tránh ăn các loại mắm chua và không nên uống nhiều chất kích thích như bia rượu...

          BS. Tấn Dũng


Ý kiến của bạn