Thuốc chống trầm cảm ba vòng có thể gây lú lẫn ở người cao tuổi
Thuốc chống trầm cảm ba vòng (TCA) không chỉ được sử dụng điều trị trầm cảm mà còn sử dụng trong các trường hợp đau nửa đầu, lo lắng và mất ngủ... Một số loại phổ biến là amitriptyline, doxepin (silenor) và nortriptyline (pamelor).
Thuốc chống trầm cảm ba vòng được biết là gây an thần, lú lẫn, huyết áp thấp và các tác dụng phụ khác. Đó là lý do tại sao hầu hết những người lớn tuổi nên tránh chúng các loại thuốc này.
Lựa chọn tốt hơn: Có thể lựa chọn thuốc chống trầm cảm mới hơn như các chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc (SSRIs). Các thuốc này có thể có cùng rủi ro, nhưng chúng thường có nguy cơ thấp hơn TCA.
Một số loại thuốc có thể gây lú lẫn, huyết áp thấp và té ngã ở người lớn tuổi.
Thuốc an thần
Thuốc an thần như phenobarbital, có thể được dùng để điều trị bệnh động kinh hoặc giúp ngủ ngon.
Một số như butalbital, được kết hợp với các loại thuốc khác để giảm đau hoặc trị chứng đau nửa đầu. Các thuốc này bao gồm fioricet (butalbital/acetaminophen/caffeine) và fiorinal (butalbital/aspirin/caffeine).
Người lớn tuổi nói chung nên tránh những loại thuốc này. Bên cạnh việc gây lú lẫn, chúng có thể gây nghiện và nguy cơ quá liều.
Các lựa chọn tốt hơn: Các lựa chọn thay thế cho bệnh động kinh bao gồm lacosamide (vimpat), lamotrigine (lamictal) và levetiracetam (keppra). Tốt nhất là trao đổi với bác sĩ về các lựa chọn thay thế. Thay vì dùng butalbital để giảm đau, bác sĩ có thể lựa chọn thuốc khác an toàn hơn.
Thuốc kháng viêm indomethacin
Indomethacin (indocin) là thuốc chống viêm không steroid (NSAID). Đôi khi nó được sử dụng để giảm đau do viêm khớp và bệnh gout. Tuy nhiên, thuốc có thể gây lú lẫn ở người lớn tuổi. Ngoài ra, thuốc có thể gây tổn thương thận nghiêm trọng và loét đường tiêu hóa…
Các lựa chọn tốt hơn: Thông thường, ngoài việc sử dụng trong thời gian ngắn, không thường xuyên, người lớn tuổi nên tránh dùng NSAID.
Thuốc giảm đau opioid
Thuốc giảm đau opioid thường gây nhầm lẫn và buồn ngủ ở người lớn tuổi. Táo bón, các vấn đề về tiểu tiện và thở chậm cũng dễ xảy ra khi dùng thuốc.
Meperidine là một loại thuốc nên tránh ở người lớn tuổi, vì thuốc có nhiều khả năng gây lú lẫn hơn và có thể không mang lại nhiều lợi ích.
Nên tránh kết hợp các opioid khác với một số loại thuốc khác như các thuốc benzodiazepine (BZD), gabapentin (neurontin) và pregabalin (lyrica)… Sự kết hợp này có thể làm tăng nguy cơ mắc các tác dụng phụ nghiêm trọng và tử vong.
Lựa chọn tốt hơn: Bác sĩ có thể sẽ lựa chọn các thuốc giảm đau không opioid để điều trị cơn đau cho người lớn tuổi.
Tuy nhiên, đối với một số người, một loại thuốc giảm đau có thể cần thiết, nhưng cần tìm loại phù hợp và cách quản lý những rủi ro này một cách an toàn.
Thuốc chẹn alpha
Một số thuốc chẹn lapha có thể được sử dụng để điều trị tăng huyết áp. Các thuốc này bao gồm: Doxazosin (cardura), terazosin và prazosin (minipress). Thuốc có tác dụng làm thư giãn các mạch máu, giúp giảm huyết áp.
Tuy nhiên, hiệu ứng này có thể dẫn đến hạ huyết áp thế đứng (huyết áp giảm xuống khi thay đổi tư thế, ví dụ từ ngồi sang đứng). Hạ huyết áp thế đứng đặc biệt nguy hiểm ở người lớn tuổi, vì có thể làm tăng nguy cơ ngất xỉu và té ngã.
Các lựa chọn tốt hơn: Cần tránh kê đơn thuốc chẹn alpha để giảm huyết áp cho đối tượng này. Có thể chọn một loại thuốc khác như thuốc lợi tiểu thiazid, thuốc ức chế men chuyển angiotensin (ACE) hoặc thuốc chẹn kênh canxi…
Sulfonylurea tác dụng kéo dài
Glimepiride (amaryl) hoặc glyburide (diabeta) được sử dụng để giúp kiểm soát lượng đường trong máu ở người bệnh đái tháo đường type 2. Cả hai đều thuộc nhóm thuốc sulfonylurea. Tuy nhiên, các thuốc này có xu hướng tồn tại trong cơ thể lâu hơn các sulfonylurea khác.
Tác dụng phụ phổ biến nhất của sulfonylurea là hạ đường huyết. Nguy cơ này có thể nghiêm trọng hơn và kéo dài hơn với glimepiride và glyburide. Nếu không được điều trị, có thể đe dọa tính mạng.
Các lựa chọn tốt hơn: Có thể chọn sulfonylurea tác dụng ngắn hơn như glipizide (glucotrol) hoặc các thuốc khác có nguy cơ hạ đường huyết thấp hơn như chất chủ vận metformin và glucagon-like peptide-1 (GLP-1).
Phòng ngừa lú lẫn do thuốc ở người lớn tuổi như thế nào?
Những thay đổi sinh lý ở người lớn tuổi làm tăng nguy cơ gây hại từ các thuốc được chuyển hóa qua gan và thận. Ngoài ra, lão hóa làm giảm độ thanh thải lần đầu ở gan và một số loại thuốc thường được kê đơn, do đó cần liều thấp hơn nhiều ở người lớn tuổi.
Sự phân phối thuốc đến các cơ quan trong cơ thể bị thay đổi do tỷ lệ giữa trọng lượng nạc và mỡ trong cơ thể giảm. Nồng độ protein huyết thanh, liên kết với nhiều loại thuốc, giảm ở người lớn tuổi. Điều này có thể do suy dinh dưỡng và thay đổi chế độ ăn uống (cố ý như thay đổi lối sống và không chủ ý như răng giả, khẩu vị thay đổi, thay đổi người chuẩn bị thức ăn, bệnh đi kèm, chế độ ăn kiêng...).
Ngoài ra, quá trình chuyển hóa thuốc có thể bị ảnh hưởng do lạm dụng chất gây nghiện (trà, cà phê, thuốc lá...), kể cả rượu. Do đó, để giảm nguy cơ tác dụng phụ của thuốc ở người cao tuổi, trong đó có lú lẫn cần:
- Nên hạn chế số lượng thuốc dùng cho người lớn tuổi, bởi vì dùng càng nhiều loại thuốc một lúc, càng làm tăng thêm tác dụng phụ.
- Dùng liều thấp nhất có thể và theo dõi cẩn thận người bệnh trong quá trình sử dụng thuốc.
- Việc sử dụng thuốc chống loạn thần, thuốc chống trầm cảm, thuốc benzodiazepin và thuốc an thần/thuốc ngủ ở người lớn tuổi, nên được hạn chế để giảm nguy cơ té ngã, lú lẫn...
- Ở người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh cùng một lúc, do đó đối với những người mắc một số tình trạng sức khỏe mạn tính nên được theo dõi thường xuyên về các biến cố bất lợi của thuốc. Bởi vì tỷ lệ xảy ra biến cố sẽ tăng đối với người có nhiều tình trạng sức khỏe này...
- Cần chẩn đoán sớm tình trạng lú lẫn do thuốc và xử trí kịp thời, thích hợp...
Mời độc giả xem thêm video:
6 loại thực phẩm không tốt cho người viêm khớp