Thuốc điều trị vỡ ối non

05-10-2024 17:31 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Vỡ ối non có thể gây nguy hiểm tới sức khoẻ và tính mạng của cả thai nhi và thai phụ. Tuỳ vào tình trạng thực tế, bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp điều trị phù hợp theo từng bệnh nhân và thai nhi.

1. Danh mục thuốc điều trị tình trạng vỡ ối non

Để điều trị tình trạng vỡ ối non, bệnh nhân có thể được chỉ định sử dụng 3 loại thuốc chính đó chính là kháng sinh, thuốc giảm co và thuốc hỗ trợ phát triển phổi thai nhi.

Theo đó, các loại thuốc kháng sinh có thể sử dụng cho thai phụ bị vỡ ối non như: Ampicilin, Erythromycin…Việc sử dụng thuốc kháng sinh có chức năng phòng và giảm nguy cơ bị nhiễm trùng ối

Các thai phụ bị vỡ ối non sẽ được sử dụng đồng thời các loại thuốc giảm co như Salbutamol, Nifedipin, Atosiban…để giảm các cơn gò tử cung, tránh tình trạng sinh non, rỉ ối không dứt…

Sản phụ bị vỡ ối non cũng sẽ được sử dụng các loại thuốc Corticosteroid để hỗ trợ phổi thai nhi phát triển.

Magie, Sulfat cũng được sử dụng để bảo vệ các tế bào thần kinh của thai nhi.

2. Tác dụng phụ của thuốc điều trị tình trạng vỡ ối non

Kháng sinh: Dị ứng, tiêu chảy, hoặc nhiễm nấm âm đạo.

Thuốc giảm co: Nhức đầu, buồn nôn, chóng mặt, hoặc tăng huyết áp.

Thuốc điều trị vỡ ối non- Ảnh 1.

Thai phụ sử dụng thuốc điều trị vỡ ối non cần chú ý chống chỉ định và tác dụng phụ của thuốc.

Corticosteroid: Tăng đường huyết, tăng huyết áp ở mẹ. Làm giảm nhẹ sự sản xuất nước ối, cử động thai trong thời gian tiêm thuốc, có nguy cơ ảnh hưởng phát triển não bộ về lâu dài cho trẻ.

Magie Sulfat: Giảm phản xạ gân xương, giảm nhịp tim, nhịp thở, có thể ngộ độc ảnh hưởng tính mạng.

3. Chống chỉ định

Chống chỉ định của thuốc điều trị ối vỡ non phụ thuộc vào loại thuốc cụ thể và tình trạng sức khỏe của mẹ và thai nhi.

3.1. Kháng sinh

  • Chống chỉ định: Dị ứng hoặc phản ứng quá mẫn với thuốc, có thể gây ra các phản ứng dị ứng nghiêm trọng hoặc nhiễm trùng nấm.
  • Cẩn trọng: Các vấn đề về gan hoặc thận, vì một số kháng sinh có thể gây ra tác dụng phụ trên gan hoặc thận.

3.2. Thuốc chống co thắt tử cung (như Nifedipine, Salbutamol)

  • Chống chỉ định: Tiền sử bệnh tim mạch nghiêm trọng (như: suy tim, nhồi máu cơ tim gần đây), huyết áp cao không kiểm soát được, hoặc bệnh lý về phổi nghiêm trọng.
  • Cẩn trọng: Các vấn đề về đường tiêu hóa như loét dạ dày, hoặc tình trạng suy thận.
Thuốc điều trị vỡ ối non- Ảnh 3.

Thai phụ cần tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.

3.3. Corticosteroid (như Betamethasone, Dexamethasone)

  • Chống chỉ định: Nhiễm trùng chưa kiểm soát, bệnh lý nhiễm nấm toàn thân, hoặc bệnh tiểu đường không kiểm soát.
  • Cẩn trọng: Tăng huyết áp, loãng xương, hoặc các vấn đề về tiêu hóa.

Lưu ý: Chỉ định và chống chỉ định thuốc được bác sĩ xác định dựa trên tình trạng lâm sàng của bệnh nhân. Cân nhắc lợi ích, nguy cơ từng loại thuốc đưa ra quyết định điều trị phù hợp.

4. Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị bệnh vỡ ối non

Khi dùng thuốc điều trị bệnh vỡ ối non cần lưu ý các điểm sau:

  • Theo chỉ định: Tuân thủ đúng liều lượng và thời gian sử dụng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Theo dõi tác dụng phụ: Giám sát các phản ứng phụ và báo ngay cho bác sĩ nếu có triệu chứng bất thường.
  • Xét nghiệm định kỳ: Thực hiện các xét nghiệm cần thiết để theo dõi hiệu quả và an toàn của thuốc.
  • Tình trạng sức khỏe: Thông báo cho bác sĩ về bất kỳ bệnh lý nền hoặc tình trạng sức khỏe hiện tại.
  • Chế độ ăn uống: Theo dõi và điều chỉnh chế độ ăn uống nếu cần, đặc biệt nếu thuốc có tác dụng phụ liên quan đến tiêu hóa hoặc đường huyết.
  • Luôn tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi thay đổi liều lượng hoặc ngừng thuốc.
Câu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh rỉ ốiCâu hỏi thường gặp liên quan đến bệnh rỉ ối

SKĐS - Tình trạng rỉ ối (ối vỡ non) ở mẹ bầu có thể là gây ra nhiều biến chứng, ảnh hưởng đến thai nhi. Do đó, các mẹ bầu tham khảo bài viết dưới đây để có thêm nhiều thông tin hữu ích.



BSCKII Bùi Thị Hồng Nhu
Bệnh viện Từ Dũ
Ý kiến của bạn