1. Rối loạn lưỡng cực là gì?
Rối loạn lưỡng cực ảnh hưởng đến khoảng 2% dân số thế giới. Rối loạn lưỡng cực (trước đây được gọi là bệnh hưng trầm cảm) là một rối loạn tâm thần gây ra những thay đổi bất thường về tâm trạng, năng lượng, mức độ hoạt động, sự tập trung và khả năng thực hiện các công việc hàng ngày.
Ở giai đoạn hưng cảm, thường được đặc trưng bởi cảm giác tràn đầy năng lượng, giảm nhu cầu ngủ. Nhưng giai đoạn trầm cảm thì hoàn toàn ngược lại, thường bao gồm các triệu chứng trầm cảm như năng lượng thấp, ít động lực và mất hứng thú với các hoạt động hàng ngày. Tần suất của mỗi đợt có thể khác nhau, kéo dài từ vài ngày đến vài tháng. Điều trị rối loạn này là suốt đời và thường bao gồm sự kết hợp của thuốc và liệu pháp tâm lý.
2. Phân loại rối loạn lưỡng cực
Có hai loại rối loạn lưỡng cực khác nhau:
2.1 Rối loạn lưỡng cực I
Được xác định bởi các giai đoạn hưng cảm kéo dài ít nhất 7 ngày, hoặc bởi các triệu chứng hưng cảm nghiêm trọng đến mức người đó cần được chăm sóc tại các sơ sở y tế. Thông thường, các giai đoạn trầm cảm cũng xảy ra, thường kéo dài ít nhất 2 tuần. Các giai đoạn trầm cảm với các đặc điểm hỗn hợp (có các triệu chứng trầm cảm và các triệu chứng hưng cảm cùng một lúc) cũng có thể xảy ra.
- 1. Rối loạn lưỡng cực là gì?
- 2. Phân loại rối loạn lưỡng cực
- 2.1 Rối loạn lưỡng cực I
- 2.2 Rối loạn lưỡng cực II
- 3. Tác nhân kích hoạt rối loạn lưỡng cực
- 4. Các lựa chọn điều trị rối loạn lưỡng cực
- 5. Thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực
- 5.1 Thuốc chống hưng cảm (ổn định tâm trạng)
- 5.2 Thuốc chống co giật
- 5.3 Thuốc chống loạn thần
- 5.4 Thuốc chống lo âu (benzodiazepine)
- 5.5 Thuốc chống trầm cảm
2.2 Rối loạn lưỡng cực II
Được xác định bởi một dạng các giai đoạn trầm cảm và các giai đoạn hưng cảm, nhưng không phải là các giai đoạn hưng cảm toàn phát điển hình của rối loạn lưỡng cực I.
3. Tác nhân kích hoạt rối loạn lưỡng cực
Không phải ai cũng nhận biết được "tác nhân kích hoạt" khi họ phát triển chứng rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, những sự kiện đau buồn, mất mát hoặc trạng thái tinh thần căng thẳng có thể là những tác nhân kích hoạt đối với một số người sau đó được chẩn đoán rối loạn lưỡng cực.
4. Các lựa chọn điều trị rối loạn lưỡng cực
Mặc dù không có cách chữa trị rối loạn lưỡng cực, sự hiểu biết của cộng đồng y tế về chứng rối loạn tâm thần và các lựa chọn điều trị đã được cải thiện rất nhiều trong những năm qua. Các phương pháp điều trị này tập trung vào việc kiểm soát các triệu chứng của rối loạn lưỡng cực (tức là các giai đoạn trầm cảm hoặc hưng cảm) khi chúng phát sinh, cũng như ngăn ngừa chúng trong tương lai.
Thuốc theo toa và các liệu pháp tâm lý khác được kết hợp để kiểm soát tình trạng bệnh. Các lựa chọn liệu pháp của bệnh nhân có thể bao gồm liệu pháp hành vi nhận thức, tham gia nhóm hỗ trợ hoặc điều trị thường xuyên với trung tâm chăm sóc sức khỏe tâm thần tâm thần về tình trạng bệnh và cuộc sống hàng ngày.
5. Thuốc điều trị rối loạn lưỡng cực
5.1 Thuốc chống hưng cảm (ổn định tâm trạng)
Một trong những loại thuốc thường được kê đơn cho bệnh rối loạn lưỡng cực là lithium, một chất chống hưng cảm. Thuốc này thường là loại thuốc đầu tiên được kê cho những người bị rối loạn lưỡng cực.
Thuốc tác động lên hệ thần kinh trung ương để thúc đẩy sự ổn định tâm trạng và cảm xúc. Lợi ích chính của lithium là làm giảm mức độ trầm trọng của chứng hưng cảm, và ngăn ngừa các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm trong tương lai. Mặc dù vậy, bệnh nhân cần thận trọng với loại thuốc này do các tác dụng phụ tiềm ẩn như run tay, buồn ngủ và buồn nôn.
5.2 Thuốc chống co giật
Các loại thuốc ổn định tâm trạng phổ biến khác được kê đơn cho chứng rối loạn lưỡng cực là thuốc chống co giật, có thể giúp điều trị các giai đoạn hưng cảm và trầm cảm. Các loại thuốc như depakote, tegretol và lamictal là những ví dụ điển hình về các loại thuốc chống co giật phổ biến giúp làm dịu hoạt động của não.
Khi các xung thần kinh bị tắt có thể làm dịu các triệu chứng lưỡng cực hiện tại và ngăn ngừa các giai đoạn hưng cảm hoặc trầm cảm nghiêm trọng trong tương lai. Tuy nhiên, tác dụng phụ của thuốc chống co giật có thể bao gồm chóng mặt, run và mệt mỏi.
5.3 Thuốc chống loạn thần
Những loại thuốc này ảnh hưởng đến việc giải phóng một số hóa chất trong não, đặc biệt là những hóa chất liên quan đến tâm trạng, cảm xúc và hành vi. Thuốc chống loạn thần phổ biến để điều trị lưỡng cực bao gồm abilify, latuda và seroquel. Các loại thuốc kê đơn này quản lý các hành vi hưng cảm, mặc dù một số loại thuốc chống loạn thần (như latuda) cũng có thể giúp điều trị chứng trầm cảm lưỡng cực. Các tác dụng phụ của thuốc chống loạn thần có thể bao gồm mờ mắt, buồn ngủ và tăng cân.
5.4 Thuốc chống lo âu (benzodiazepine)
Thuốc benzodiazepine thường được kê đơn cho bệnh nhân rối loạn lo âu, nhưng cũng có thể có lợi cho những người bị rối loạn lưỡng cực trong thời gian ngắn trong giai đoạn hưng cảm hoặc giảm hưng cảm tức thì. Thuốc chống lo âu có tác dụng an thần và giảm hoạt động của não bộ. Thuốc thường được sử dụng để giảm đau tức thì, vì thuốc benzodiazepine có thể nhanh chóng làm giảm các triệu chứng hưng cảm trong một đợt bệnh. Thuốc cũng có thể gây ra các tác dụng phụ như mệt mỏi, chóng mặt, buồn ngủ và suy giảm trí nhớ.
5.5 Thuốc chống trầm cảm
Thuốc SSRI (chất ức chế tái hấp thu serotonin có chọn lọc) giúp tăng mức serotonin. Prozac và fluoxetine là hai loại thuốc chống trầm cảm được sử dụng phổ biến nhất trong điều trị rối loạn lưỡng cực. Tuy nhiên, thuốc chống trầm cảm hiếm khi được kê đơn cho bệnh nhân rối loạn lưỡng cực, vì chúng có thể làm trầm trọng thêm một số triệu chứng của tình trạng này, bao gồm khó chịu, căng thẳng hoặc khó ngủ. Những tác dụng phụ này không bao giờ tốt cho sức khỏe não bộ. Nhưng trong một số trường hợp nhất định, thuốc chống trầm cảm có thể được dùng cùng với các loại thuốc khác để cải thiện các đợt trầm cảm.
5.6. Chất bổ sung tự nhiên
Ngoài thuốc và các phương pháp điều trị rối loạn lưỡng cực truyền thống, có một số liệu pháp tự nhiên có hiệu quả đối với một số người. Một số chất bổ sung tự nhiên hỗ trợ trong việc kiểm soát trầm cảm lưỡng cực và hưng cảm. Những chất bổ sung này bao gồm:
- Magiê: Thực phẩm bổ sung này đã cho thấy tiềm năng như một phương pháp phòng ngừa tự nhiên đối với chứng trầm cảm nặng và nó cũng có thể có một số tác dụng ổn định tâm trạng khi dùng thường xuyên.
- Vitamin B: Có rất nhiều vitamin B có thể giúp ổn định tâm trạng một cách tự nhiên, đặc biệt là vitamin B6 và B12. Cả hai đều quan trọng trong việc quản lý và chức năng của hệ thống thần kinh, chịu trách nhiệm về những suy nghĩ, hành vi và cảm xúc của chúng ta.
- Dầu cá: Dầu cá chứa nhiều omega-3 lành mạnh cần thiết cho sức khỏe tổng thể của một người. Mặc dù vẫn chưa rõ cách bổ sung này có thể hoạt động để cải thiện các cơn lưỡng cực, nhưng có thể có mối liên hệ giữa suy nghĩ tự tử và thiếu hụt omega-3.
Sống chung với chứng rối loạn lưỡng cực không dễ dàng, nhưng được điều trị có thể mang lại lợi ích to lớn cho người bệnh. Việc duy trì một chế độ ăn uống và tập luyện hợp lý có thể thúc đẩy trạng thái tinh thần khỏe mạnh và ngăn ngừa các đợt tái phát trong tương lai. Những biện pháp thay đổi lối sống lành mạnh khác có thể là công cụ giúp người bệnh kiểm soát chứng rối loạn lưỡng cực. Những thói quen này bao gồm tuân thủ lịch trình ngủ đều đặn, thực hành các kỹ thuật thư giãn (như thiền định) và duy trì một hệ thống hỗ trợ tốt của bạn bè và người thân.
Mời xem thêm video đang được quan tâm:
Thực hư biến thể Omicron có thể chính là "vaccine sống"?