Một kết quả nghiên cứu vừa công bố cho thấy mối liên quan giữa thuốc điều trị đau nửa đầu migraine với chứng rối loạn ăn uống ở tuổi thanh thiếu niên. Các thuốc này được nghi vấn là topiramate, đây là thuốc được kê điều trị migraine ở người lớn và chỉ được chấp nhận cho điều trị ở thanh thiếu niên vào năm 2014. Giảm ngon miệng và giảm cân là tác dụng phụ thường gặp nhất của thuốc này.
Theo chuyên gia tâm lý tuổi mới lớn Jocelyn Lebow ở Đại học y khoa Miami Miller thì đối với phần lớn trẻ em, nó là một thuốc quan trọng nhưng một ít trẻ em bị giảm cân có thể khởi phát ra những triệu chứng của bệnh rối loạn ăn uống. Điều quan trọng cần phải chú ý là kết quả nghiên cứu trên chỉ cho thấy mối liên hệ giữa việc uống thuốc và chứng rối loạn ăn uống, không chứng minh được mối quan hệ nhân quả thật sự. Trong đó, các chuyên gia đã tường trình chi tiết về 7 trường hợp tuổi từ 13-18. Các thanh thiếu niên này đã phát triển chứng rối loạn ăn uống sau khi bắt đầu dùng thuốc. Lebow nhấn mạnh rằng báo cáo không phải là một nghiên cứu nhưng chỉ thông tin về 7 trường hợp này. Có những trẻ đã biểu hiện triệu chứng trong chương trình rối loạn ăn uống. Các chuyên gia chỉ đặc biệt lưu ý có thể trẻ bị chứng rối loạn này rồi và khi dùng thuốc thì làm tăng nguy cơ. Có 3 bệnh nhân không bị triệu chứng bệnh trước khi dùng thuốc, 3 em khác thì nghi ngờ rối loạn ăn uống trước khi uống thuốc. Trường hợp thứ 7 đã bệnh chứng này nhưng đã thuyên giảm và tái phát sau khi dùng thuốc. Bốn trẻ được chẩn đoán mắc chứng rối loạn ăn uống không điển hình. Một trẻ mắc chứng cuồng ăn thần kinh, hai trẻ cuối cùng được chẩn đoán mắc chứng sợ ăn thần kinh.
Lebow nói rằng không thể giải thích tại sao thuốc làm khởi phát chứng rối loạn trên, mặc dùng chúng ta biết bất kỳ người nào giảm cân đều có thể khởi phát bệnh. Các chuyên gia khác thì cho rằng mối liên quan giữa thuốc chữa migraine và chứng rối loạn ăn uống không phải chuyện mới, thuốc topiramate gây khởi phát chứng rối loạn ăn uống ở cả người lớn và trẻ em.
(Theo Paediatrics, 4/2015)
Minh Thư