1. Các loại thuốc điều trị hội chứng rối loạn sinh tủy
Việc sử dụng thuốc để điều trị cho người mắc hội chứng rối loạn sinh tủy cần tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Tùy vào từng tình trạng bệnh cụ thể mà bác sĩ sẽ hướng dẫn các loại thuốc sử dụng kết hợp để điều trị...
- 1. Các loại thuốc điều trị hội chứng rối loạn sinh tủy
- 2. Tác dụng của thuốc điều trị hội chứng rối loạn sinh tủy
- 3. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị hội chứng rối loạn sinh tủy
- 4. Nguyên tắc điều trị hội chứng rối loạn sinh tuỷ
- 5. Những lưu ý khi dùng thuốc phòng chống, điều trị hội chứng rối loạn sinh tuỷ
Một số thuốc dùng kết hợp điều trị hội chứng rối loạn sinh tuỷ:
- Filgrastim.
- Anti-thymocyte globulin.
- Cyclosporin.
- Lenalidomide.
- Azacitidine và decitabine.
- Deferoxamine, Deferipron, Deferasirox.
2. Tác dụng của thuốc điều trị hội chứng rối loạn sinh tủy
Thuốc điều trị hội chứng rối loạn sinh tủy có tác dụng:
- Các yếu tố tăng trưởng tạo máu có thể được sử dụng ở những bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ thấp bị giảm hồng cầu nhẹ và nhu cầu truyền máu thấp. Ở những bệnh nhân này, cần đo nồng độ erythropoietin (EPO).
- Nếu nồng độ dưới 500 mU/mL, có thể dùng các tác nhân kích thích tạo hồng cầu như erythropoietin người tái tổ hợp có hoặc không phối hợp với các yếu tố kích thích tạo bạch cầu hạt (G-CSF, Filgrastim).
- Filgrastim có thể có tác dụng hiệp đồng với erythropoietin để cải thiện tình trạng thiếu máu.
- Trong trường hợp nồng độ EPO trong huyết thanh lớn hơn 500 mU/mL, bệnh nhân có thể được xem xét điều trị bằng các tác nhân ức chế miễn dịch như Anti-thymocyte globulin có hoặc không phối hợp với Cyclosporin hoặc một trong các tác nhân hạ methyl hóa.
- Lenalidomide: Sử dụng bằng đường uống có thể giúp cải thiện tình trạng thiếu máu (thường ít nhất sau 3 tháng sử dụng) trên những bệnh nhân có mất đoạn 5q, thuộc nhóm nguy cơ thấp hoặc trung bình.
- Azacitidine và decitabine là các chất tương tự pyrimidine được phân loại là tác nhân hạ methyl hóa. Liều thấp của các loại thuốc này đã được chứng minh là hỗ trợ cho sự biệt hóa của tế bào gốc thành tế bào trưởng thành. Các tác nhân này được dùng hàng tháng và thường mất ít nhất vài tháng mới bắt đầu có tác dụng.
- Các thuốc điều trị hỗ trợ khác cũng có thể được sử dụng như thuốc thải sắt (Deferoxamine, Deferipron, Deferasirox) trong trường hợp quá tải sắt do truyền máu, kháng sinh sử dụng trong trường hợp nhiễm trùng…
3. Tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị hội chứng rối loạn sinh tủy
Các tác dụng phụ thường gặp của thuốc điều trị gồm:
- Tăng huyết áp.
- Sốt, chóng mặt, nhức đầu, mất ngủ.
- Da phát ban và ngứa, rụng tóc
- Vấn đề về đường tiêu hóa: khó tiêu, buồn nôn, nôn, tiêu chảy, táo bón.
- Nhiễm trùng, xuất huyết…
4. Nguyên tắc điều trị hội chứng rối loạn sinh tuỷ
Nguyên tắc điều trị hội chứng rối loạn sinh tủy gồm:
- Mục tiêu điều trị chính đối với hầu hết bệnh nhân mắc hội chứng rối loạn sinh tủy bao gồm cải thiện tình trạng thiếu máu, kiểm soát nhiễm trùng dai dẳng hoặc tái phát, kiểm soát vết bầm tím và chảy máu quá nhiều, cải thiện chất lượng cuộc sống và kéo dài thời gian sống sót.
- Điều trị nên được điều chỉnh phù hợp với thể bệnh, yếu tố nguy cơ, tuổi tác và tổng trạng chung của bệnh nhân.
- Các phương thức điều trị chính bao gồm hóa trị, thuốc cảm ứng biệt hóa, ghép tế bào gốc và điều trị hỗ trợ tình trạng thiếu máu, xuất huyết, nhiễm trùng.
5. Những lưu ý khi dùng thuốc phòng chống, điều trị hội chứng rối loạn sinh tuỷ
Lưu ý khi dùng thuốc:
- Tái khám định kỳ hoặc tái khám ngay nếu thấy bất thường như mệt mỏi, sốt, chảy máu...
- Ăn uống đảm bảo vệ sinh.
- Không hút thuốc lá.
- Có chế độ tập thể dục phù hợp và nghỉ ngơi đầy đủ.
- Lưu giữ hồ sơ chăm sóc sức khỏe với các bản sao kết quả xét nghiệm và lịch sử điều trị.