Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống tương đối phổ biến ở các khoa cấp cứu và khoa chăm sóc đặc biệt (ICU). Nguyên nhân gây viêm hệ thống bao gồm: Nhiễm trùng do vi khuẩn, chấn thương, viêm cấp tính, bỏng, thiếu máu cục bộ, ung thư…
Hiện không có thuốc điều trị đặc hiệu cho Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống. Phương pháp điều trị phần lớn phụ thuộc vào nguyên nhân cơ bản và ngăn ngừa suy cơ quan (Hội chứng rối loạn chức năng đa cơ quan), bao gồm:
1. Dịch truyền tĩnh mạch
Tác dụng: Giúp duy trì lưu lượng máu đến các cơ quan và ngăn huyết áp giảm quá thấp.
Hồi sức dịch tích cực là cần thiết để phục hồi tình trạng tuần hoàn (ví dụ: Cung cấp hỗ trợ tim mạch, duy trì cung cấp oxy và tưới máu mô đầy đủ) và duy trì sự ổn định huyết động. Bệnh nhân nhiễm trùng huyết thường có sự kết hợp của giãn mạch, giảm thể tích máu, mất nước, rối loạn chức năng cơ tim và hạ huyết áp. Do đó, các lựa chọn hồi sức dịch bao gồm dịch tinh thể đẳng trương, dịch tinh thể ưu trương, dịch keo tổng hợp và liệu pháp làm co mạch...
Tác dụng phụ: Có thể gặp một số các vấn đề như rét run, nhiệt độ cơ thể tăng, vã mồ hôi, huyết áp tụt, nhịp thở nhanh…

Không có thuốc điều trị đặc hiệu cho Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống.
2. Thuốc kháng sinh trị Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống
Chỉ định điều trị bằng kháng sinh khi:
- Nghi ngờ hoặc chẩn đoán nguyên nhân nhiễm trùng (ví dụ: Nhiễm trùng đường tiết niệu, viêm phổi, viêm mô tế bào).
- Bất ổn huyết động.
- Giảm bạch cầu trung tính hoặc các tình trạng suy giảm miễn dịch khác.
- Thiếu lách, do khả năng nhiễm trùng sau cắt lách quá mức.
Việc điều trị bằng kháng sinh đường tĩnh mạch nên được bắt đầu càng sớm càng tốt (trong vòng 1 giờ) sau khi nghi ngờ hoặc xác nhận nhiễm trùng huyết, bắt đầu bằng phác đồ diệt khuẩn phổ rộng, sau đó thu hẹp phạm vi dựa trên việc xác định tác nhân gây bệnh.
Tác dụng phụ: Có thể gặp dị ứng (dị ứng penicillin), tiêu chảy… ở một số bệnh nhân.
Lưu ý, nên dùng kháng sinh phổ rộng khi lo ngại về nguyên nhân nhiễm trùng gây Hội chứng viêm đáp ứng hệ thống nhưng không chẩn đoán được nhiễm trùng cụ thể. Có thể dùng liệu pháp điều trị staphylococcus aureus kháng methicillin.
Không sử dụng kháng sinh mà bệnh nhân bị dị ứng, vì có thể khiến bệnh trầm trọng hơn. Với những bệnh nhân bị dị ứng penicillin, thuốc được dùng thay thế là quinolone hoặc aztreonam. Ngoài ra, có thể dùng thuốc kháng nấm (như fluconazole hoặc echinocandin) cho những bệnh nhân đã được điều trị bằng kháng sinh, bệnh nhân bị giảm bạch cầu trung tính, bệnh nhân đang được nuôi dưỡng hoàn toàn bằng đường tĩnh mạch...
3. Thuốc co mạch
Tác dụng: Thuốc co mạch và thuốc tăng co bóp cơ tim có ích trong tình trạng sốc không đáp ứng với việc bù dịch. Norepinephrine là thuốc vận mạch ban đầu được ưu tiên lựa chọn. Các tác nhân làm co mạch thay thế bao gồm dopamine, dobutamine và vasopressin...
Cần theo dõi chặt chẽ các thông số tưới máu của bệnh nhân (ví dụ nhịp tim, huyết áp) khi sử dụng thuốc.
Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây tăng huyết áp, run, căng thẳng thần kinh, mất ngủ…

Giáo dục và nâng cao nhận thức của bệnh nhân có nguy cơ, gia đình người bệnh về các dấu hiệu cảnh báo sớm.
4. Corticosteroid
Tác dụng: Corticosteroid liều thấp đã được chứng minh là cải thiện khả năng sống sót và giúp đảo ngược tình trạng sốc ở những bệnh nhân bị sốc dai dẳng mặc dù đã sử dụng thuốc làm co mạch để hồi sức dịch.
Tác dụng phụ: Loét do căng thẳng, tăng đường huyết… Bệnh nhân dùng thuốc này cần được theo dõi cẩn thận tình trạng tăng đường huyết.
5. Insulin truyền tĩnh mạch
Tác dụng: Việc kiểm soát đường huyết bằng insulin cải thiện kết quả điều trị cho bệnh nhân (bao gồm chức năng thận và suy thận cấp), giảm nhu cầu truyền hồng cầu, giảm số ngày nằm ICU, giảm tỷ lệ mắc bệnh lý đa dây thần kinh do bệnh nặng và giảm nhu cầu thở máy kéo dài.
Lưu ý: Nên duy trì mức đường huyết trong khoảng từ 80 đến 180 mg/dL.
Ngoài ra, có thể cung cấp oxy bổ sung cho bệnh nhân nào có nhu cầu oxy tăng hoặc khả năng cung cấp oxy giảm. Có thể cung cấp oxy qua ống thông mũi hoặc mặt nạ, mặc dù trong một số trường hợp, có thể cần hỗ trợ máy thở để tối đa hóa việc cung cấp oxy. Tránh cung cấp quá nhiều oxy cho bệnh nhân mắc bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) nặng vì có thể làm giảm nhu động hô hấp.
Bệnh nhân mắc Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống có thể cần phẫu thuật để dẫn lưu nhiễm trùng vết thương, loại bỏ mô bị tổn thương hoặc phẫu thuật thăm dò…
6. Lưu ý khi điều trị
Để điều trị Hội chứng đáp ứng viêm hệ thống hiệu quả, cần lưu ý:
- Phát hiện và điều trị sớm giúp giảm nguy cơ biến chứng, giảm thời gian nằm viện, hạn chế tử vong.
- Tuân thủ đúng chỉ định và hướng dẫn của bác sĩ.
- Giáo dục và nâng cao nhận thức của bệnh nhân có nguy cơ, gia đình người bệnh về các dấu hiệu cảnh báo sớm.
- Cần phối hợp giữa bác sĩ, nhân viên điều dưỡng trong việc chăm sóc và điều trị cho bệnh nhân.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Suy thận cấp do uống thuốc kháng sinh không theo liều lượng được khuyến cáo.