Hình ảnh HIV
1.Tác dụng phụ ngắn hạn của thuốc điều trị HIV
Khi bắt đầu điều trị HIV, bạn có thể gặp các tác dụng phụ nhẹ có thể kéo dài vài tuần và sau đó sẽ hết khi cơ thể thích nghi với thuốc.
Có thể kiểm soát những tác dụng phụ ngắn hạn này bằng một vài bước tự chăm sóc như:
- Mệt mỏi: Cố gắng lên lịch nghỉ ngơi thêm và giảm bớt làm các công việc nặng…
- Buồn nôn: Ăn nhiều bữa nhỏ và hạn chế thức ăn cay...
- Tiêu chảy: Uống nhiều nước và đồ uống lành mạnh khác như nước hoa quả hoặc nước canh để thay thế lượng chất lỏng bị mất.
- Nỗi mề đay: Tránh xa các sản phẩm có mùi thơm, cố gắng mắc quần áo làm từ sợi tự nhiên, mềm mại như bông và vải lanh.
Các tác dụng phụ tạm thời khác của điều trị HIV có thể bao gồm nhức đầu, sốt, đau cơ và chóng mặt. Hãy trao đổi với bác sĩ xem có an toàn khi dùng thuốc giảm đau không kê đơn để làm giảm những tác dụng phụ nhỏ này hay không.
Lưu ý, đôi khi các tác dụng phụ có vẻ nhẹ - như phát ban, sốt hoặc buồn nôn - có thể là dấu hiệu của một vấn đề nghiêm trọng hơn. Khi bắt đầu sử dụng thuốc điều trị HIV mới, hãy hỏi bác sĩ trong bao lâu các tác dụng phụ này giảm bớt trước khi tìm kiếm sự chăm sóc y tế.
Bất kỳ phản ứng dị ứng nào với thuốc - như sưng mặt hoặc xung quanh mắt, môi hoặc lưỡi - có thể đe dọa tính mạng và cần được chăm sóc y tế khẩn cấp.
2. Tác dụng phụ lâu dài của điều trị HIV
Thuốc điều trị HIV/AIDS có thể gây tác dụng phụ khi sử dụng
Các tác dụng phụ đáng kể hơn của việc điều trị HIV có thể phát triển theo thời gian. Điều quan trọng là phải trao đổi thường xuyên với bác sĩ hoặc nhóm chăm sóc, nếu có các bất thường trong quá trình dùng thuốc mà không được tự ý bỏ thuốc. Mặc dù các tác dụng phụ có thể nghiêm trọng nhưng hậu quả của việc không dùng thuốc điều trị HIV có thể tồi tệ hơn nhiều.
Những tác dụng phụ này có thể bao gồm:
3.1 Tăng cholesterol máu, một bất lợi của thuốc điều trị HIV
Một xét nghiệm máu đơn giản có thể kiểm tra những thay đổi này. Bạn có thể cần bắt đầu dùng thuốc điều trị cholesterol và tránh chất béo trong chế độ ăn uống hàng ngày.
3.2 Tăng đường máu
Tăng đường máu sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh đái tháo đường. Để giảm nguy cơ này, cần phải điều chỉnh chế độ ăn uống và chế độ thuốc men.
3.3 Rối loạn phân bố mỡ
Tác dụng phụ này có thể dẫn đến tích tụ chất béo ở một số vùng nhất định của cơ thể, chẳng hạn như bụng và giảm mỡ ở những vùng khác như mặt và tay chân. Tập thể dục rèn luyện sức bền cũng như một số loại thuốc có thể giúp khắc phục vấn đề này.
3.4 Tích tụ axit lactic trong máu
Các triệu chứng bao gồm chán ăn, buồn nôn, nôn và đau dạ dày. Báo cáo những triệu chứng này cho bác sĩ càng sớm càng tốt.
3.5 Loãng xương
Những người đang áp dụng một số chế độ điều trị ARV có nguy cơ loãng xương khiến xương dễ gãy hơn. Thường xuyên kiểm tra mật độ xương. Các bước phòng ngừa bao gồm tập thể dục chịu được trọng lượng và một chế độ ăn uống tăng cường sức khỏe của xương.
3.6 Bệnh gan
Các dấu hiệu và triệu chứng bao gồm đau bụng, nước tiểu sẫm màu, vàng da và phân có màu sáng hoặc màu đất sét. Thông báo cho bác sĩ biết để được kiểm tra xem có cần phải điều trị hay không.
3. Rối loạn phân bố mỡ là gì?
HIV và một số loại thuốc được sử dụng để điều trị HIV/AIDS có thể dẫn đến mất chất béo (teo mỡ) hoặc sự di chuyển chất béo xung quanh cơ thể và lưu trữ chất béo ở những nơi bất thường - những thay đổi khác nhau này gọi chung là rối loạn phân bố mỡ.
Chất béo cũng có thể hình thành lắng đọng trên tim, gan hoặc trong máu, hoặc có thể tích tụ dưới dạng mỡ nội tạng xung quanh bụng hoặc các khu vực khác.
Thế hệ sớm nhất của ART chứa một số enzym ngăn chặn HIV được gọi là chất ức chế men sao chép ngược nucleoside gây ra các vấn đề như teo mỡ.
TS. Steven Grinspoon, từng là trưởng đơn vị chuyển hóa tại Bệnh viện Đa khoa Massachusetts ở Boston cho biết, ngày nay mối quan tâm mới nhất liên quan đến việc sử dụng các chất này là tăng cân. Hậu quả lâu dài về tim mạch của việc tăng cân sẽ khó lường.
Nghiên cứu cho thấy, có tới 32% người nhiễm HIV có tình trạng rối loạn phân bố mỡ (còn gọi là hội chứng tái phân bổ mỡ liên quan đến HIV, hoặc HARS), đôi khi được bệnh nhân gọi là "bụng cứng". Trong tình trạng này, chất béo tích tụ bên dưới cơ bụng và đôi khi ở lưng trên hoặc cổ. Chất béo sâu, hoặc mô mỡ nội tạng, có cảm giác cứng hơn chất béo nằm ngay dưới da. Đồng thời có thể khiến người bệnh bị mất lớp mỡ mềm ở mặt, tay, chân và mông.
HARS có thể gây ra các tác động tiêu cực hàng ngày về thể chất, từ gập người và khó thở đến các vấn đề về dạ dày như trào ngược axit, đau quặn bụng, loét dạ dày tá tràng, táo bón và tiêu chảy. Nó cũng có thể gây ra những hậu quả về mặt tinh thần, như trầm cảm và lo lắng do bị kỳ thị, cơ thể không hài lòng và mất khả năng vận động. Theo thời gian, bụng cứng có thể làm tăng nguy cơ viêm nhiễm, bệnh tim và gan, ung thư, thậm chí tử vong.
Nếu tình trạng mỡ bụng không biến mất sau khi thực hiện chế độ ăn kiêng và tập thể dục, hãy trao đổi với bác sĩ xem đó có thể là mô mỡ nội tạng hay không. Có thể dùng một số loại thuốc có thể nhắm vào lớp mỡ sâu này.
4. HIV kháng thuốc là gì?
HIV có thể đột biến gen, kháng lại thuốc điều trị
Tiến sĩ Grinspoon cho rằng, thay đổi loại thuốc để tránh một số tác dụng phụ nhất định không phải lúc nào cũng là giải pháp tốt nhất. Với điều trị HIV, bạn có thể phát triển khả năng kháng lại các liệu pháp điều trị nếu bạn tiếp tục chuyển đổi các liệu pháp điều trị.
Tình trạng kháng thuốc ở HIV thường xảy ra khi virus có cơ hội đột biến (tạo ra các biến thể mới của chính nó) và nhân lên khiến cho thuốc điều trị không còn tác dụng nữa. Nguy cơ kháng thuốc tăng lên khi không dùng thuốc điều trị HIV đúng theo chỉ dẫn, hoặc bỏ liều, bắt đầu và ngừng sử dụng ART, hoặc thường xuyên chuyển đổi thuốc.
Nếu bạn thấy các thuốc trị HIV của mình không còn hiệu quả, hãy trao đổi với bác sĩ. Xét nghiệm máu có thể xác định tình trạng kháng thuốc và giúp xác định các lựa chọn điều trị HIV hiệu quả khác cho bạn.
Mời độc giả xem thêm video:
Thuốc Molnupiravir được Bộ Y tế cấp phép