Hà Nội

Thuốc điều trị hắc lào, lang ben

01-07-2011 10:12 | Dược
google news

Hắc lào và lang ben là hai bệnh do vi nấm gây ra. Với khí hậu vừa nóng, vừa ẩm như ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho hai bệnh này phát triển. Nguyên nhân nhiễm vi nấm không chỉ do ăn ở kém vệ sinh mà còn do lạm dụng thuốc kháng sinh,

Hắc lào và lang ben là hai bệnh do vi nấm gây ra. Với khí hậu vừa nóng, vừa ẩm như ở nước ta là điều kiện thuận lợi cho hai bệnh này phát triển. Nguyên nhân nhiễm vi nấm không chỉ do ăn ở kém vệ sinh mà còn do lạm dụng thuốc kháng sinh, lạm dụng thuốc corticoid dẫn đến nhiễm bệnh nấm “cơ hội” (do kháng sinh chỉ trị được vi khuẩn, còn thuốc corticoid làm giảm sự đề kháng nên các vi nấm có điều kiện tăng sinh).

Hắc lào là danh từ dân gian dùng để chỉ một bệnh vi nấm ngoài da với tổn thương là sẩn đỏ, ngứa, có bóng nước, lan rộng ra tạo thành hình vòng, thường xuất hiện ở vùng da bẹn, quanh thắt lưng, mông, nách, nếp dưới vú... Hắc lào gây ra do các vi nấm Trichophyton, Epidermophyton, Microsporum.

 Còn lang ben là do nhiễm Mallassezia furfur với mảng da bị nhiễm màu trắng hơi bong vẩy, nổi bật trên nền da màu nâu của mặt, cổ, cánh tay, ngực..., khi đổ mồ hôi có thể gây ngứa.

Thuốc cổ điển dùng để trị hắc lào, lang ben là dung dịch cồn BSI (acid benzoic acid salicylic lod), antimycose (acid benzoic acid salicylic acid boric), dung dịch ASA (aspirin, natri salicylat). Hiện nay, có nhiều thuốc dùng tại chỗ với các hoạt chất là dẫn chất imidazol rất có hiệu quả như: miconazol, ketoconazol (nizoral), econazol... 

Việc điều trị hắc lào, lang ben cũng cần tuân thủ các nguyên tắc để tránh sự tái nhiễm và bảo đảm kết quả điều trị như:

- Ðiều trị liên tục (ngày bôi thuốc 2-3 lần) cho đến khi da lành, sau đó cần tiếp tục thoa ít nhất 2 tuần nữa để tránh tái phát. Nếu điều trị sau 4 tuần không có dấu hiệu cải thiện thì nên đi bác sĩ khám để được chẩn đoán kỹ hơn. Riêng với lang ben, bác sĩ sẽ chẩn đoán phân biệt với triệu chứng da của giang mai thời kỳ 2, bệnh bạch biến, bệnh Chloasma...

- Khi tổn thương quá rộng, bác sĩ có thể cho người bệnh dùng các thuốc uống để trị vi nấm như Griseofulvin, Ketoconazol...

- Kết hợp điều trị với giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi trường tốt

Do các bệnh da nhiễm vi nấm có nhiều loại, nên bệnh nhân cần đến bác sĩ chuyên khoa da liễu để xác định chính xác bệnh mới có thể trị dứt điểm.

Có thể phòng các bệnh nhiễm vi nấm ngoài da nói chung, trong đó có lang ben, hắc lào bằng cách: Không dùng chung khăn lau, quần áo với người khác; Tránh gần gũi, chung đụng với thú nuôi trong nhà bị rụng lông bất thường...

DS. NGUYỄN HỮU ÐỨC


Ý kiến của bạn