1. Tiêm thuốc đái tháo đường hàng ngày gây bất lợi cho người bệnh
Đái tháo đường được xem là một trong những gánh nặng toàn cầu về y tế của thế kỷ XXI. Việc điều trị đái tháo đường trong những năm gần đây hướng đến không chỉ kiểm soát mức đường huyết mà phải có chiến lược chăm sóc toàn diện và cá thể hóa. Giữa các nhóm thuốc điều trị đái tháo đường, nhóm đồng vận thụ thể GLP-1 ngày càng chứng tỏ ưu điểm qua các bằng chứng lâm sàng.
Thuốc chủ vận thụ thể GLP-1 hoạt động giống như hormone tự nhiên có tên là incretin, làm tăng sự phát triển của tế bào B và lượng insulin mà cơ thể sử dụng. Các loại thuốc thuộc nhóm này bao gồm: liraglutide (Victoza), semaglutide (Ozempic), exenatide (Byetta)…
Thuốc chủ vận thụ thể GLP-1 làm giảm sự thèm ăn, giảm lượng glucagon cơ thể sử dụng, làm chậm quá trình tiêu hóa và giảm lượng đường trong máu; được sử dụng dưới dạng thuốc tiêm dưới da ở vùng bụng, bắp tay hoặc đùi. Một số thuốc được tiêm 1 – 2 lần mỗi ngày và một số loại cần tiêm mỗi tuần 1 lần.
Tuy mang lại hiệu quả trong việc kiểm soát đường huyết và cân nặng của người bệnh, nhưng việc tiêm thuốc hàng ngày hoặc hàng tuần như vậy sẽ là gánh nặng đối với nhiều bệnh nhân.
2. Cải tiến hệ thống phân phối giúp thuốc đái tháo đường chỉ cần tiêm 4 tháng 1 lần
Trong một nghiên cứu mới được công bố, các nhà nghiên cứu của đại học Standford - Mỹ, đã phát triển được một hệ thống phân phối thuốc dựa trên hydrogen khiến các thuốc đồng vận thụ thể GLP-1 chỉ cần tiêm 3 lần 1 năm.
Hydrgen là vật liệu đã được ứng dụng trong lĩnh vực y sinh và các nhà khoa học không ngừng vượt qua các ranh giới để khám phá những ứng dụng mới của hydrogren trong công nghệ dược phẩm.
PGS. TS. Erics Appel một trong những tác giả của nghiên cứu cho biết: "Tuân thủ là một trong những thách thức lớn nhất trong việc quản lý bệnh đái tháo đường type 2. Với việc chỉ cần 3 mũi tiêm mỗi năm sẽ giúp những người mắc bệnh đái tháo đường hoặc béo phì tuân thủ chế độ dùng thuốc dễ dàng hơn nhiều"".
Việc phát triển hệ thống này sẽ cải thiện đáng kể việc quản lý bệnh đái tháo đường, cải thiện việc tuân thủ dùng thuốc của bệnh nhân và giúp những người mắc bệnh đái tháo đường type 2 cải thiện kết quả sức khỏe lâu dài.
PGS. TS. Appel giải thích: "Bác sĩ sẽ tiêm một lượng nhỏ gel hydrogel chứa thuốc chủ vận thụ thể GLP-1 vào một vị trí thuận tiện như dưới cánh tay. Hydrogel sẽ giúp thuốc giải phóng chậm trong nhiều tháng giống như một viên đường hòa tan trong nước, từng phân tử một. Các phân tử của thuốc GLP-1 sẽ được phân bổ theo thời gian khi hydrogel tan dần. Như vậy hiệu quả của 1 mũi tiêm sẽ kéo dài lên đến 4 tháng, giúp người bệnh chỉ cần tiêm thuốc 3 lần 1 năm thay vì phải tiêm hàng ngày như hiện nay".
Cho đến nay, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm hệ thống phân phối thuốc mới trên chuột thí nghiệm với thành công cao. Ở chuột, một mũi tiêm dựa trên hydrogel này đã giúp cải thiện việc kiểm soát đường huyết và cân nặng rất hiệu quả.
Theo các nhà nghiên cứu, những hệ thống phân phối thuốc tương tự như vậy đã được sử dụng với các protein và vaccine. Vì vậy, với những tín hiệu này cho thấy khả năng đầy hứa hẹn hệ thống phân phối thuốc này có thể được áp dụng thành công cho cả các loại thuốc khác và các bệnh lý khác.
Mời xem thêm video được quan tâm:
Bệnh nhân đái tháo đường có nên kiêng hoa quả ngọt hay không?