1. Phương pháp chẩn đoán bệnh viêm tuyến vú
Để chẩn đoán bệnh viêm tuyến vú, các bác sĩ có thể sử dụng các biện pháp: Dựa trên những thông tin khai thác được qua hỏi bệnh và khám vú; Xét nghiệm máu kiểm tra tuyến sữa hoặc lấy mẫu mô ở miệng trẻ để chẩn đoán nguyên nhân. Siêu âm tuyến vú.
2. Các thuốc sử dụng điều trị bệnh viêm tuyến vú
2.1. Sử dụng thuốc kháng sinh
Nếu có nhiễm trùng, người bệnh cần dùng một đợt kháng sinh dài ngày. Việc dùng kháng sinh cần đủ liều để giảm thiểu khả năng tái phát.
2.2. Sử dụng thuốc giảm đau
Bác sĩ có thể kê cho người bệnh dùng 1 số loại thuốc giảm đau như acetaminophen hoặc ibuprofen để làm giảm bớt sự đau đớn của người bệnh.

Cần cho trẻ bú đúng cách, đúng tư thế để phòng tránh bệnh viêm tuyến vú. Ảnh minh họa.
2.3. Tiểu phẫu
Ngoài việc sử dụng thuốc, một số trường hợp ổ viêm hình thành áp xe cần thực hiện tiểu phẫu. Tiểu phẫu bằng cách chích rạch một đường rạch nhỏ ở vú để dẫn lưu dịch mủ từ ổ áp xe ra ngoài.
3. Lưu ý khi điều trị viêm tuyến vú
Khi điều trị bệnh viêm tuyến vú, người bệnh cần lưu ý những điều sau:
- Ngay từ khi có biểu hiện sữa không thông (tắc tia sữa), vú cương đau khi cho con bú thì người bệnh cần dùng tay xoa bóp, chườm ấm vị trí tắc hoặc dùng dụng cụ hút sữa hút hết sữa thừa còn lại ở hai bên vú, vệ sinh vú thường xuyên trước khi cho trẻ bú.
- Nếu xuất hiện các triệu chứng viêm tuyến vú thì tạm thời dừng cho con bú và đi khám ngay để được điều trị, không nên để kéo dài tránh biến chứng.
- Trong quá trình điều trị, phụ nữ nuôi con bằng sữa mẹ vẫn nên cho con bú. Nếu ngưng cho con bú, các mầm bệnh có thể lan vào sữa còn lại trong vú và làm trầm trọng thêm tình trạng nhiễm trùng. Nếu như không thể cho con bú, cần phải vắt bỏ sữa.
- Khi sử dụng thuốc cần tuyệt đối tuân thủ kê đơn và hướng dẫn của bác sĩ. Tránh việc tự ý ngưng hoặc đổi thuốc khiến bệnh có thể ngày càng trở nên trầm trọng, khó điều trị.
4. Các phương pháp hỗ trợ điều trị viêm tuyến vú
4.1. Chườm ấm
Chườm ấm trước và sau khi cho bé bú sẽ giúp giảm đau. Nếu không hiệu quả có thể chườm lạnh sau khi cho con bú. Không dùng khăn lạnh trước khi cho con bú vì điều này sẽ làm giảm tiết sữa.
4.2. Uống nhiều nước
Uống khoảng hơn 2000ml và ăn uống đầy đủ chất để cung cấp hơn 500 calo mỗi ngày khi cho con bú.
4.3. Cho trẻ bú đúng cách
Sữa từ các tuyến vú bị viêm không gây hại cho em bé, vẫn có thể cho trẻ bú đúng cách khi vú bị viêm. Nếu ngưng cho con bú, các mầm bệnh có thể lan vào lúc này vì vậy cần phải vắt bỏ sữa còn lại trong vú.
Tuy nhiên, nên ngừng cho con bú trong trường hợp vú bị áp-xe.
4.4. Xoa bóp vú
Xoa bóp vú trong khi cho con bú hoặc vắt sữa sẽ giúp cải thiện tình trạng tắc tia sữa, viêm tuyến vú. Khi xoa bóp cần bắt đầu từ vùng bầu vú bị ảnh hưởng, xoa bóp hướng dẫn đến núm vú.

Cần uống khoảng hơn 2000ml và ăn uống đầy đủ chất để cung cấp hơn 500 calo mỗi ngày khi cho con bú. Ảnh minh họa.
5. Cách phòng ngừa bệnh viêm tuyến vú
Những biện pháp phòng ngừa bệnh viêm tuyến vú bao gồm:
- Cho trẻ bú đúng cách, đúng tư thế.
- Cố gắng cho trẻ bú kiệt sữa.
- Nếu sau mỗi cữ bú trẻ bú chưa hết cần vắt ra số sữa còn lại.
- Cho trẻ bú hoàn toàn một bên vú trước khi chuyển sang vú khác.
- Thường xuyên kiểm tra sức khỏe để theo dõi diễn tiến các triệu chứng cũng như tình trạng sức khỏe.
- Giữ vệ sinh khi cho con bú để hạn chế tác nhân gây khô nứt da.
- Có chế độ ăn uống, nghỉ ngơi đầy đủ, uống nhiều nước để tránh mất nước.
- Nếu người mẹ hút thuốc, hãy hỏi bác sĩ về việc cai thuốc lá.
- Có thể dùng miếng bảo vệ đầu vú trong trường hợp đầu vú bị nứt.
Xem thêm bài viết được quan tâm: