Thuốc điều trị bệnh suy thận cấp

08-09-2024 10:30 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Suy thận cấp là tình trạng suy giảm hoặc mất chức năng tạm thời của cả hai thận, ảnh hưởng đến khả năng lọc và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Tùy từng giai đoạn của bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp kết hợp với dùng thuốc điều trị suy thận phù hợp.

1. Thuốc điều trị bệnh suy thận cấp

Suy thận cấp là tình trạng suy giảm hoặc mất chức năng tạm thời của cả hai thận, ảnh hưởng đến khả năng lọc và loại bỏ chất thải ra khỏi cơ thể. Mục tiêu điều trị là bảo vệ tính mạng, ngăn ngừa tử vong, và tạo điều kiện cho thận hồi phục. Tùy từng giai đoạn của bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp kết hợp với dùng thuốc điều trị suy thận phù hợp.

Danh mục thuốc điều trị bệnh suy thận cấp

Thuốc kê đơn: Gồm các loại thuốc lợi tiểu, thuốc hạ huyết áp, thuốc kiểm soát kali máu, thuốc điều trị thiếu máu, thuốc giảm cholesterol, và các thuốc đặc trị suy thận cấp.

Thuốc bảo hiểm: Các loại thuốc nằm trong danh mục được bảo hiểm y tế chi trả.

Thuốc đặc trị: Nhóm thuốc bao gồm corticoid, các thuốc ức chế miễn dịch như cyclophosphamide, chlorambucil, và các thuốc điều trị biến chứng.

Thuốc Nam: Hiện tại chưa có 1 khuyến cáo nào cho thấy việc điều trị suy thận cấp bằng các thuốc Nam là mang lại hiệu quả. Nên chúng ta không nên sử dụng các thuốc Nam để điều trị suy thận cấp.

Thuốc điều trị bệnh suy thận cấp- Ảnh 1.

Tùy từng giai đoạn của bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp kết hợp với dùng thuốc điều trị suy thận phù hợp.

2. Tác dụng của thuốc

- Lợi tiểu (furosemide): Đào thải nước và muối, giảm phù nề và huyết áp.

Người bệnh dùng thuốc lợi tiểu trong trường hợp đã có bù protein và không còn nguy cơ giảm thể tích tuần hoàn; tùy giai đoạn suy thận nhẹ có thể dùng lợi tiểu nhóm thiazide hay loại kháng aldosteron như spironolactone (verospirone, aldactone) hoặc phối hợp với furosemide. Khi bệnh ở giai đoạn vừa và nặng chỉ được dùng furosemide.

Liều dùng verospirone bắt đầu từ 25mg/ngày hoặc furosemid bắt đầu từ 20mg/ngày, tùy theo đáp ứng của người bệnh để điều chỉnh liều lợi tiểu. Việc dùng thuốc này cần phải theo dõi số lượng nước tiểu, cân nặng hàng ngày và xét nghiệm điện giải đồ máu, vì vậy người bệnh cần được điều trị tại bệnh viện.

- Thuốc kiểm soát kali máu: Ngăn ngừa tích tụ kali, duy trì nhịp tim ổn định.

Tình trạng tích tụ quá nhiều kali trong máu có thể khiến nhịp tim không đều và gây ra các tình trạng nguy hiểm như loạn nhịp tim và yếu cơ. Trong khi đó, bệnh suy thận khiến cho thận không thể lọc kali trong máu đúng cách. Lúc này, người bệnh có thể cần dùng đến các loại thuốc canxi, glucose hoặc natri polystyrene sulfonate (Kionex) theo kê đơn của bác sĩ để ngăn ngừa sự tích tụ lượng kali cao trong máu.

- Thuốc điều trị thiếu máu (erythropoietin): Tăng sản xuất hồng cầu, giảm mệt mỏi.

Bệnh thường kèm theo thiếu máu, do đó bổ sung hormone erythropoietin (uh-rith-roe-POI-uh-tin) chứa chất sắt, darbepoetin (Aranesp) có thể giúp cơ thể sản xuất nhiều hồng cầu hơn, từ đó làm giảm tình trạng mệt mỏi và suy nhược cơ thể.

- Thuốc giảm cholesterol (statin): Giảm cholesterol xấu, ngăn ngừa xơ vữa mạch.

Bệnh nhân suy thận thường có lượng cholesterol xấu cao, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim, mạch – đặc biệt gây xơ vữa mạch, rất khó để lấy máu khi có chỉ định lọc máu hoặc ghép thận. Bác sĩ có thể kê đơn các loại thuốc như statin để giảm cholesterol trong máu đồng thời giúp kiểm soát huyết áp, có tác dụng bảo tồn thận.

Thuốc điều trị bệnh suy thận cấp- Ảnh 2.

Mục tiêu điều trị là bảo vệ tính mạng, ngăn ngừa tử vong, và tạo điều kiện cho thận hồi phục.

- Thuốc bảo vệ xương: Bổ sung canxi và vitamin D, giảm nguy cơ loãng xương và gãy xương.

Bệnh nhân thường mắc các bệnh về xương: loãng xương, nhuyễn xương, gãy xương. Bổ sung canxi và vitamin D có thể giúp ngăn ngừa xương yếu và giảm nguy cơ gãy xương do biến chứng của bệnh suy thận. Người bệnh cũng có thể dùng thuốc được gọi là chất kết dính phốt phát trong bữa ăn để giảm lượng phốt phát trong máu và bảo vệ mạch máu khỏi bị hư hại do lắng đọng canxi (vôi hóa).

- Chất kết dính phốt phát giữ cho phốt pho trong thức ăn không đi vào máu. Các thuốc giảm phốt pho như canxi cacbonat (Caltrate), calcitriol (Rocaltrol) và sevelamer (Renagel)…

Người bệnh suy thận thường suy dinh dưỡng, do bệnh nên kém ăn. Mặt khác ăn vô cũng bị "thất thoát" qua nước tiểu, gọi là tiểu đạm. Người bệnh sẽ được bác sĩ hướng dẫn chế độ ăn phù hợp bệnh thận và bệnh nền khác như: đái tháo đường, THA…Nếu bệnh nhân nhập BV mà bị phù nhiều (albumin máu dưới 25 g/l) thì tốt nhất là dùng Albumin 20% hoặc 25% lọ 50 ml,100ml. Nếu albumin < 25g/l có thể dùng Albumin 20% loại 100 ml.

3. Tác dụng phụ

  • Lợi tiểu (furosemide): Người bệnh dùng thuốc lợi tiểu có thể bị chóng mặt, chuột rút cơ, mờ mắt, suy thận.
  • Thuốc hạ huyết áp: Người bệnh dùng thuốc có thể bị giảm chức năng thận, thay đổi mức điện giải.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Người bệnh dùng thuốc có thể suy giảm hệ miễn dịch, tăng nguy cơ nhiễm trùng.
  • Thuốc giảm cholesterol: Tác dụng phụ thường gặp là tăng men gan, đau khớp, viêm xoang, viêm đường hô hấp trên.

4. Chống chỉ định

  • Lợi tiểu (furosemide): Không dùng cho người mất nước nặng hoặc có tiền sử dị ứng với thuốc.
  • Thuốc hạ huyết áp: Không dùng cho người có huyết áp quá thấp hoặc suy thận nặng.
  • Thuốc ức chế miễn dịch: Không dùng cho người có tiền sử ung thư hoặc đang bị nhiễm trùng nặng.
  • Thuốc giảm cholesterol: Thuốc chống chỉ định ở bệnh nhân quá mẫn với các thành phần của thuốc, phụ nữ mang thai hay cho con bú, người bị bệnh gan nếu dùng chung với statin hoặc bị tăng men gan dai dẳng không rõ nguyên nhân.

Bệnh nhân chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

Bệnh nhân chỉ dùng thuốc theo hướng dẫn của bác sĩ điều trị.

5. Những lưu ý khi dùng thuốc

Tuân thủ kê đơn: Không tự ý ngưng thuốc hoặc thay đổi liều lượng mà không có sự đồng ý của bác sĩ.

Theo dõi sức khỏe: Kiểm tra định kỳ chức năng thận, điện giải, và các chỉ số liên quan khác.

Tương tác thuốc: Thông báo cho bác sĩ về tất cả các loại thuốc đang dùng để tránh tương tác bất lợi.

6. Tai biến y khoa liên quan đến thuốc

Suy thận cấp do thuốc: Một số thuốc có thể gây hoại tử ống thận cấp như: thuốc (aspirin, ibuprofen, naproxen hoặc chất ức chế COX-2 như Celebrex). Thuốc huyết áp. Các loại thuốc NSAID như ibuprofen và naproxen, hóa trị và kháng sinh. Do đó cần ngưng sử dụng ngay khi có dấu hiệu bất thường.

Quá liều thuốc: Sử dụng quá liều có thể gây tăng huyết áp, phù phổi cấp, và nguy hiểm đến tính mạng.

Kháng thuốc: Sử dụng thuốc không đúng cách có thể dẫn đến kháng thuốc, gây khó khăn trong điều trị.

Việc điều trị suy thận cấp đòi hỏi sự cẩn trọng và tuân thủ nghiêm ngặt các chỉ định của bác sĩ. Bệnh nhân cần được theo dõi chặt chẽ và điều chỉnh thuốc theo tình trạng sức khỏe để đạt hiệu quả điều trị tốt nhất và hạn chế các biến chứng nguy hiểm.

Suy thận cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và cách điều trịSuy thận cấp: Nguyên nhân, triệu chứng, phòng ngừa và cách điều trị

SKĐS - Suy thận cấp là sự suy giảm nhanh chóng chức năng thận trong vài ngày tới vài tuần, gây ra sự tích tụ các sản phẩm nitơ trong máu (azotemia), có hoặc không có giảm lượng nước tiểu. Nguyên nhân thường do tưới máu thận không đầy đủ do chấn thương nặng, bệnh tật hoặc phẫu thuật, nhưng đôi khi do bệnh thận tiến triển nhanh.


BS CKII. Nguyễn Thị Thùy Linh
Bệnh viện Hữu nghị đa khoa Nghệ An
Ý kiến của bạn