Hà Nội

Thuốc điều trị bệnh sa sinh dục

08-11-2024 16:51 | Tra cứu bệnh

SKĐS - Sa sinh dục không chỉ khiến người bệnh khó khăn trong việc đi lại, quan hệ tình dục mà còn khiến bệnh nhân bị viêm loét âm đạo, sảy thai, đẻ non, nhiễm trùng đường tiểu… Dưới đây là một số loại thuốc điều trị sa sinh dục.

1. Danh mục thuốc điều trị sa sinh dục

Thuốc điều trị sa sinh dục: Chỉ định thuốc trong trường hợp bệnh nhân có chỉ định điều trị nội khoa. Một số dạng thuốc hay được sử dụng như:

  • Sử dụng nội tiết estrogen tại chỗ (dạng viên đặt âm đạo hay cream bôi thoa).
  • Sử dụng viên đặt âm đạo như: Gynoflor.

Đông y: Đông y không chữa khỏi bệnh sa sinh dục, mà trong đông y có một số phương pháp có thể khắc làm hạn chế, khắc phục tình trạng sa sinh dục.

Các phác đồ tập sàn chậu trên máy được cập nhật theo phác đồ hiện có trên thế giới, tập phản hồi sinh học, kích thích điện cơ với đầu dò trong âm đạo, đầu dò trong hậu môn hoặc miếng dán điện cơ quanh vùng hậu môn giúp điều trị chuyên biệt thể loại bệnh sàn chậu thuộc đường tiểu, đường sinh dục hay đường hậu môn.

2. Tác dụng của thuốc điều trị sa sinh dục

Viên đặt âm đạo hay cream có thành phần nội tiết tố estrogen: có thể giúp làm chậm sự suy yếu của các cơ vùng chậu và mô liên kết hỗ trợ tử cung.

Viên đặt âm đạo như Gynoflor: giúp phục hồi lượng vi khuẩn Lactobacillus (vi khuẩn có lợi ở âm đạo), hỗ trợ tình trạng thiếu hụt hormone estrogen ở phụ nữ mãn kinh/sau khi mãn kinh.

3. Tác dụng phụ của thuốc điều trị sa sinh dục

Có một số tác dụng phụ khi sử dụng estrogen chẳng hạn như: dị ứng, tăng nguy cơ đông máu, bệnh túi mật và ung thư vú.

Triệu chứng ngứa kèm nóng rát nhẹ (chiếm 1,6%), có thể xuất hiện ngay sau khi bệnh nhân đặt thuốc vào âm đạo.

4. Chống chỉ định của thuốc điều trị sa sinh dục

Những trường hợp sau, người bệnh không dùng viên đặt âm đạo hay cream có thành phần nội tiết tố estrogen điều trị sa sinh dục:

  • Người trong gia đình có bà, mẹ, chị hoặc em bị ung thư cổ tử cung, ung thư vú.
  • Những người ra huyết âm đạo không rõ nguyên nhân.
  • Người có khối u tử cung, cổ tử cung, buồng trứng.
  • Mắc các bệnh về gan mật.
  • Đang mang thai.
  • Có khối u lành tính hoặc ác tính ở vú.
  • Bị lạc nội mạc tử cung.
  • Người mắc bệnh tim mạch.
  • Tai biến mạch máu não.
  • Bị tiểu đường, huyết áp cao.
  • Bệnh Lupus ban đỏ.

  • Người bị dị ứng hoặc quá mẫn cảm với hoạt chất hay bất kỳ tá dược nào có trong viên đặt Gynoflor.

  • Phụ nữ có các khối u phụ thuộc estrogen (thay đổi ác tính) tại tử cung, vú hoặc âm đạo.

Thuốc điều trị bệnh sa sinh dục- Ảnh 1.

Liệu pháp thay thế estrogen có thể giúp làm chậm sự suy yếu của các cơ vùng chậu và mô liên kết hỗ trợ tử cung.

5. Những lưu ý khi dùng thuốc điều trị sa sinh dục

Không sử dụng liệu pháp estrogen đại trà cho phụ nữ mà chỉ áp dụng cho những trường hợp có các triệu chứng khó chịu nặng và không thể tự vượt qua được. Ðặc biệt khi sử dụng estrogen, người bệnh nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám kỹ xem có cần thiết phải điều trị estrogen thay thế không.

Nếu có yêu cầu điều trị thì phải được khám lâm sàng cẩn thận, ngoại trừ những người có nguy cơ cao về ung thư và các chống chỉ định sử dụng estrogen.

6. Tai biến y khoa liên quan đến thuốc điều trị sa sinh dục

  • Làm quá sản nội mạc tử cung.
  • Các bệnh về vú như đau, cương và ung thư vú.
  • Làm tăng huyết áp.
  • Tăng các bệnh huyết khối.
    Sa sinh dục: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh và điều trịSa sinh dục: Nguyên nhân, triệu chứng, cách phòng bệnh và điều trị

    SKĐS – Sa tạng chậu (trước đây gọi là sa sinh dục) là tình trạng bàng quang, tử cung hoặc trực tràng bị sa xuống trong âm đạo hay nặng hơn cổ tử cung ra khỏi âm hộ. Đây là bệnh không nguy hiểm đến tính mạng nhưng lại ảnh hưởng rất nhiều đến sinh hoạt.


BS CKI Trần Đình Tài
Phụ trách phòng Quản lý chất lượng, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa
Ý kiến của bạn