Hà Nội

Thuốc điều trị bệnh cường lách

15-08-2024 07:00 | Tra cứu bệnh

SKĐS – Cường lách khiến người bệnh đau đớn, mệt mỏi, chán ăn. Việc điều trị sớm, kịp thời giúp giảm các triệu chứng và ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.

Bệnh cường lách: Phát hiện sớm phòng ngừa biến chứng nguy hiểmBệnh cường lách: Phát hiện sớm phòng ngừa biến chứng nguy hiểm

SKĐS - Cường lách hay là lách to là dấu hiệu cảnh báo cơ thể bạn đang bị nhiễm trùng. Đau bụng bên trái rồi đau lan lên vai trái, cơ thể mệt mỏi, thiếu máu là triệu chứng điển hình của bệnh cường lách.

Cường lách là tình trạng lá lách to ra, đặc trưng là lá lách dài hơn 12cm hoặc nặng hơn 400 gram. Bệnh được coi là một tình trạng hiếm gặp, nhưng có thể ảnh hưởng đến bất kỳ ai. 

Cường lách có thể gây biến chứng nguy hiểm: Tăng nguy cơ nhiễm trùng, xuất huyết, thiếu máu, đau bụng, mệt mỏi…

Điều trị cường lách chủ yếu tập trung vào việc điều trị nguyên nhân cơ bản. Tất cả những người bị lách to đều được khuyến cáo tránh các môn thể thao tiếp xúc và các nguyên nhân gây chấn thương bụng tiềm ẩn khác để ngăn ngừa vỡ lách. Trong một số trường hợp nhất định như cường lách do ung thư, có thể cần phải cắt bỏ một phần hoặc toàn bộ lách.

10 Facts About Splenomegaly - Facty Health

Cường lách có thể gây đau vùng bụng, tăng nguy cơ nhiễm trùng, xuất huyết.

1. Các thuốc điều trị cường lách

1.1. Corticosteroid

Tác dụng: Thuốc corticosteroid được sử dụng để giảm viêm và ức chế hệ thống miễn dịch, giúp điều trị tình trạng lách to do rối loạn tự miễn dịch tiềm ẩn. Các thuốc bao gồm prednisone và methylprednisolone.

Tác dụng phụ mà corticoid gây ra: Nôn, buồn nôn, teo da và cơ, tăng huyết áp, thay đổi tâm trạng, loãng xương, đái tháo đường, tăng cân…

Lưu ý: Sử dụng thuốc với liều thấp nhất và thời gian ngắn nhất có thể.

1.2. Thuốc chống viêm không steroid (NSAID)

Tác dụng: Thuốc được sử dụng để điều trị đau và viêm do lách to. Các thuốc thường sử dụng bao gồm ibuprofen, naproxen và aspirin...

Tác dụng phụ khi dùng thuốc bao gồm: Đau đầu, khó tiêu, nôn, buồn nôn, loét, chảy máu dạ dày – ruột, tăng huyết áp, …

1.3. Thuốc kháng sinh

Tác dụng: Những loại thuốc này có thể được kê đơn để điều trị bất kỳ bệnh nhiễm trùng nào khiến lách sưng lên. Các thuốc thường dùng: Amoxicillin, ceftriaxon, vancomycin, ciprofloxaci và levofloxacin (nếu bệnh nhân dị ứng với penicillin).

Lưu ý: Việc cắt bỏ lách làm tăng nguy cơ nhiễm trùng của một người vì nó đóng vai trò quan trọng trong việc lọc vi khuẩn và các mầm bệnh khác ra khỏi máu. Vì vậy, những người đã cắt bỏ lá lách thường được khuyên dùng thuốc kháng sinh dự phòng. Dự phòng kháng sinh hàng ngày được chỉ định trong một đến hai năm sau khi cắt lách, trước các thủ thuật đường hô hấp và ở bất kỳ bệnh nhân cắt lách nào bị nhiễm trùng huyết.

Sử dụng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ và dược sĩ, không nên tự ý tăng giảm liều lượng hay ngưng dùng thuốc khi thấy đỡ hơn. Điều này làm cho kháng sinh tác dụng không đầy đủ và gây ra tình trạng kháng thuốc, khiến tình trạng nhiễm trùng khó điều trị hơn.

1.4. Thuốc ức chế miễn dịch

Tác dụng: Thuốc ức chế miễn dịch được sử dụng để làm giảm hoạt động của hệ thống miễn dịch nhằm ngăn chặn hệ thống này tấn công các mô hoặc cơ quan khỏe mạnh, có thể gây ra tình trạng lách to trong một số trường hợp.

Các thuốc thường dùng bao gồm: Azathioprine, mycophenolate mofetil và cyclophosphamide. Thuốc nhóm này cần sử dụng thuốc dưới sự giám sát của nhân viên y tế.

Tác dụng phụ: Thuốc có thể gây buồn nôn, nôn, chán ăn…

Sử dụng thuốc kháng sinh theo đúng chỉ định của bác sĩ và dược sĩ, không nên tự ý tăng giảm liều lượng hay ngưng dùng thuốc khi thấy đỡ hơn. Điều này làm cho kháng sinh tác dụng không đầy đủ và gây ra tình trạng kháng thuốc, khiến tình trạng nhiễm trùng khó điều trị hơn.

2. Lưu ý khi điều trị cường lách

Để điều trị cường lách hiệu quả, an toàn, người bệnh cần:

- Tuân thủ chỉ định và hướng dẫn điều trị của bác sĩ.

- Không tự ý tăng/giảm/ngừng dùng thuốc khi chưa có ý kiến của bác sĩ.

- Tái khám đúng lịch để theo dõi các diễn biến của bệnh.

- Khám sức khỏe định kỳ để kịp thời phát hiện và xử trí các nguy cơ về sức khỏe.

- Trong thời gian điều trị nếu gặp các triệu chứng đau bất thường, tình trạng đầy hơi kéo dài... cần báo ngay cho bác sĩ hoặc đến cơ sở y tế uy tín để được xử trí kịp thời, tránh biến chứng nguy hiểm.

3. Biện pháp ngăn ngừa cường lách

Để ngăn ngừa bệnh cường lách nên thực hiện:

- Tránh uống rượu: Uống quá nhiều rượu có thể dẫn đến lách to và các biến chứng sức khỏe nghiêm trọng khác.

- Điều trị nhiễm trùng: Nhiễm trùng do vi khuẩn, virus và ký sinh trùng có thể gây ra cường lách. Do đó, điều trị nhiễm trùng kịp thời bằng thuốc kháng sinh hoặc thuốc kháng virus rất quan trọng để ngăn ngừa lách to.

- Chế độ ăn uống lành mạnh: Một chế độ ăn uống cân bằng, đủ dinh dưỡng có thể giúp hệ thống miễn dịch khỏe mạnh và giảm nguy cơ phát triển lách to.

- Tập thể dục thường xuyên: Tập thể dục thường xuyên có thể giúp tăng cường hệ thống miễn dịch.

- Tiêm vaccine: Nên tiêm vaccine cho bệnh nhân cường lách để phòng tránh bệnh truyền nhiễm, nhất là trước khi cắt lách. Bệnh nhân cường lách có nguy cơ nhiễm trùng thứ phát do các vi khuẩn có vỏ bọc như Haemophilus Influenzae, Streptococcus pneumoniae và Neisseria meningitidis. Do đó, cần chú trọng một số loại vaccine như cúm, phế cầu, não mô cầu…

Xem thêm video đang được quan tâm:

Mệt mỏi, vàng da đi khám phát hiện lá lách to gấp 30 lần mức bình thường.


DS. Hoàng Vân
Ý kiến của bạn