Viêm gan B mạn tính dùng thuốc gì?
Mục đích điều trị viêm gan B mạn tính là làm sạch vius, cải thiện quá trình viêm và hoại tử ở gan. Muốn điều trị có kết quả và thành công, bệnh nhân cần rất kiên trì và phải được khám và dùng thuốc theo đúng chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Hiện nay đã có nhiều lựa chọn thuốc trong điều trị VGB. Trong đó các loại thuốc kháng virus được sử dụng là: Entecavir, tenofovir, adefovir, interferon alfa (INF-alpha), pegylated INF-alpha (peginterferon-alpha), lamivudine và telbivudine
Adeforvir: Là thuốc có tác dụng ức chế sự nhân lên của virus. Nhưng người ta nhận thấy tỷ lệ kháng thuốc của adeforvir ngày càng cao và có những cơn bùng phát viêm gan cấp và nặng trên bệnh nhân ngừng thuốc. Nên hiện nay thuốc cũng ít được sử dụng.
Entecavir: Là loại thuốc điều trị VGB mạn tính có tác dụng làm giảm số lượng virus, giảm nguy cơ xơ gan và ung thư gan. Hiện nay tình trạng virus kháng thuốc ít gặp. Do đó đây được coi là thuốc điều trị đầu tay cho bệnh nhân nhiễm HBV.
Entecavir: Thuốc có hiệu quả với các dòng kháng adefovir. Liều dùng ở người có mắc suy thận cần giảm so với người không bị suy thận. Thuốc ít tác dụng phụ có hại gây nguy hiểm và có thể được dùng cho những bệnh nhân mắc bệnh gan mất bù. Nhưng với bệnh nhân nhiễm HBV mang thai vẫn chưa được xác định là an toàn hay không.
Tenofovir: Là thuốc kháng virus đường uống mạnh nhất của viêm gan B, được thay thế adefovir với vai trò thuốc điều trị đầu tay. Hiện nay cũng ít gặp trường hợp kháng thuốc, ít tác dụng phụ.
Dù ít tác dụng không mong muốn, nhưng trong khi dùng thuốc điều trị, bệnh nhân vẫn cần theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu bất thường và báo ngay cho bác sĩ để có biện pháp xử trí kịp thời.
Thuốc ức chế sao chép HBV đường uống phải dùng lâu dài, do đó người bệnh phải tuân thủ chặt chẽ chỉ định của bác sĩ: Dùng đúng, đủ, đều thuốc và tái khám theo lịch hẹn
Interferon alpha (IFN-alpha): Là thuốc tiêm, có tác dụng kích thích hệ miễn dịch tiêu diệt virus và các tế bào bị virus xâm nhập.
Interferon có hai loại alpha và beta trong đó Interferon alpha là thuốc sử dụng khá rộng rãi trong điều trị VGB từ nhiều năm nay.
Cơ chế tác dụng kháng virus của Interferon alpha đã được biết khá rõ, nhưng hiệu quả tác dụng cũng còn hạn chế và tỉ lệ tái phát cao sau ngừng thuốc. Hơn nữa, việc bảo quản thuốc khá nghiêm ngặt, vận chuyển thuốc đi xa khá phức tạp, do đó thuốc hiện nay vẫn có thể được sử dụng nhưng không còn được coi là điều trị đầu tay.
Khi mới sử dụng 1 hoặc 2 liều đầu tiên có thể gặp tác dụng phụ gây hội chứng giả cúm. Sau đó bệnh nhân có thể mệt mỏi, khó chịu, trầm cảm, ức chế tủy xương và trong một số trường hợp hiếm gặp thì nhiễm khuẩn hoặc rối loạn tự miễn có thể xảy ra.
INF-alpha không sử dụng ở bệnh nhân xơ gan giai đoạn muộn, do thuốc có thể thúc đây quá trình xơ gan mất bù.
Một số bệnh nhân có bệnh lý khác như: Suy thận, ức chế miễn dịch, cấy ghép tạng, giảm số lượng tế bào máu, cũng không được sử dụng thuốc này.
Ngoài ra, một số bệnh nhân cũng phải ngừng điều trị bằng thuốc này và đổi sang thuốc khác vì các tác dụng có hại quá mức chịu đựng của bệnh nhân.
Pegylated IFN-alpha: Có thể được sử dụng thay vì IFN-alpha. Tác dụng có hại của thuốc tương tự như IFN-alpha nhưng có thể ít nghiêm trọng hơn.
Lamivudine: Là thuốc được sử dụng điều trị VGB mạn từ hơn 20 năm nay. Đến nay thuốc không còn được coi là điều trị đầu tay của nhiễm HBV vì nguy cơ kháng thuốc cao hơn và hiệu quả thấp hơn các thuốc kháng virus mới. Nhưng thuốc vẫn có thể được kê cho cho người bệnh xơ gan mất bù hoặc phụ nữ mang thai. Thuốc có ít tác dụng phụ, dùng kéo dài cũng khá tốn kém
Telbivudine: Là thuốc có hiệu quả và hiệu lực cao hơn lamivudine, có tác dụng tốt với các trường hợp đã kháng với các thuốc trước đó. Có thể kết hợp với các thuốc cũ đã được sử dụng để điều trị HBV. Nhưng hiện nay cũng đã xuất hiện tỷ lệ kháng thuốc cao, do đó thuốc không được coi là điều trị đầu tay.
Người bệnh viêm gan B mạn tính có được ngừng thuốc không?
Đa số các trường hợp bệnh nhân điều trị VGB mạn tính cần phải được điều trị lâu dài, có thể là suốt đời, do đó có thể khá tốn kém. Nhưng không vì tốn kém mà bệnh nhân tự ý bỏ điều trị hoặc tự chuyển sang sử dụng thuốc khác. Bởi ngừng điều trị sớm có thể dẫn đến bệnh tái phát trở lại, đợt tái phát này có thể ở mức độ nặng và virus có thể trở nên kháng thuốc.
Việc ngừng dùng thuốc, có thể được bác sĩ chỉ định, sau khi làm xét nghiệm có kết quả:
- HBeAg (kháng nguyên e của virus viêm gan B) chuyển thành kháng thể kháng HBeAg (anti-HBe).
- Các xét nghiệm HBsAg (kháng nguyên bề mặt của siêu vi B và là một trong số những kháng nguyên virus viêm gan B được tìm thấy ở huyết thanh của con người) trở thành âm tính.
- Nếu không phát hiện được HBsAg và sự chuyển đổi trong huyết thanh xảy ra ở những bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính có HBeAg dương tính, những bệnh nhân này cũng có thể ngừng thuốc kháng virus.
Hầu hết bệnh nhân nhiễm HBV mạn tính có HBeAg âm tính đều cần dùng thuốc kháng virus suốt đời để duy trì ức chế virus. Trong quá trình mắc bệnh và điều trị, bản thân bệnh nhân đã hình thành được kháng thể kháng HbeAg. Do đó tiêu chí duy nhất để ngừng điều trị HBV là không còn phát hiện được HBsAg.
Các thuốc trên đây thực chất không thể chữa trị được dứt điểm bệnh gan đã mắc mà chỉ có vai trò ngăn chặn và hoặc tái tạo một phần; giảm thiểu sự phá hoại của virus và cải thiện các triệu chứng bệnh lý mà thôi.
Trước tiên phải biết giữ gìn cho gan khoẻ mạnh.
Biện pháp tốt nhất phòng VGB là tiêm vaccine VGB cho trẻ em và người lớn (nếu chưa bị nhiễm HBV); không dùng chung bơm kim tiêm, bàn chải đánh răng, dao cạo dâu, dụng cụ chăm sóc móng tay; quan hệ tình dục lành mạnh, sử dụng bao cao su; không để vết thương hở tiếp xúc với dịch tiết hoặc máu của người khác…
Để được phát hiện và điều trị HBV sớm, bệnh nhân khi có các triệu chứng như mệt mỏi, ngứa, sốt nhẹ, đau tức vùng gan, nước tiểu sẫm màu… cần đi khám để được làm các xét nghiệm. Khi kết quả xét nghiệm chứng minh cần được chữa trị, thì bệnh nhân cần dùng thuốc kịp thời theo chỉ định để tránh chuyển sang mạn tính.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Từ điểm nóng Covid19_Chăm sóc F0 tại nhà_no logo