1. Nguyên nhân gây bệnh loét miệng
Các yếu tố làm gia tăng sự xuất hiện loét miệng gồm: Yếu tố gia đình, chấn thương, hormone, stress... Sự thiếu hụt của vitamin và chất khoáng cũng có liên quan tới áp-tơ tái phát, đặc biệt là thiếu hụt vitamin B12. Tuy nhiên, 1 thử nghiệm ngẫu nhiên ở 120 bệnh nhân bị áp-tơ, việc cung cấp multivitamin đã không làm giảm được số đợt và thời gian một đợt của áp-tơ trong năm.
Mặc dù có một vài nghiên cứu quan sát báo cáo có sự gia tăng phát triển áp-tơ (ở người lớn) tạm thời sau khi ngưng hút thuốc lá, nhưng các nghiên cứu khác lại không phát hiện ra mối liên quan này.
Các nguyên nhân khác gây áp tơ bao gồm việc sử dụng các thuốc và tình trạng giảm bạch cầu đa nhân do mọi nguyên nhân.
2. Biểu hiện của loét miệng
Biểu hiện phổ biến nhất của loét miệng là sự hiện diện của các vết loét hình tròn hoặc oval, ranh giới rõ ràng, nhỏ và đau, đáy xám màu thường tự lành sau 10- 14 ngày mà không để lại sẹo.
Trong tình huống nặng hơn, vết loét có thể rộng và kéo dài tới 6 tuần lễ, tuy nhiên tình trạng này thì ít gặp. Đôi khi nhiều vết loét và nhú nhỏ có thể tập trung lại thành từng cụm gọi là Herpetiform và có thể kéo dài 7 - 10 ngày. Các chất sodium lauryl sulfate là chất tẩy trong kem đánh răng có thể kéo dài thời gian làm lành vết loét.
Một vài người có thể bị từ 2-4 đợt trong 1 năm trong khi một số người khác có thể bị liên tục. Áp-tơ gặp ở trẻ em và thiếu niên gặp nhiều hơn là người lớn.
3. Điều trị loét miệng như thế nào?
Hầu hết điều trị áp-tơ là nhằm làm giảm triệu chứng. Có thể sử dụng triamcinolon thoa vết loét, gel fluocinonide và các thuốc giảm đau tại chỗ khác. Có thể dùng 2-4 lần/ngày cho đến khi vết loét lành. Nếu thoa sớm thì vết loét lành nhanh hơn.
Chấm bạc nitrate hay debacterol cũng có ích, nó có thể giải quyết tình trạng đau nhanh hơn mặc dù không giúp làm lành vết loét nhanh hơn. Nên gây tê tại chỗ bằng lidocain trước khi bôi và bệnh nhân nên súc miệng vài phút sau khi làm xong.
Tiêm glucocorticoid vào vết loét hoặc uống được chỉ định cho các tổn thương tái phát hoặc bệnh nặng. Các thuốc colchicine, dapsone, pentoxifylline, interferon alfa và levamisole cũng có thể có giá trị điều trị trong các trường hợp loét nặng.
Thuốc thalidomide đã được nghiên cứu ở bệnh nhân bị áp-tơ nặng. Trong một thử nghiệm ngẫu nhiên ở những bệnh nhân bị HIV bị áp-tơ, điều trị với thalidomide 200mg/ngày trong 4 tuần, kết quả cho thấy lành vết loét ở 16/29 bệnh nhân (55%) trong nhóm có dùng thuốc. Trong khi ở nhóm dùng giả dược chỉ có 2/28 bệnh nhân là lành (7%).
Một nghiên cứu hồi cứu ở 92 bệnh nhân không có HIV bị áp-tơ (trong đó có 16 bệnh nhân bệnh nhân bị hội chứng behcet’s) cũng báo cáo là thuốc này có hiệu quả ở liều thấp, với liều khởi đầu là 50m/ngày thalidomide làm giảm hoàn toàn ở 85% bệnh nhân trong vòng 14 ngày. Tái phát là tình trạng thường gặp của liệu pháp này, duy trì liều thấp làm giảm được tái phát. Thalidomide có thể gây ra quái thai nên không dùng được cho phụ nữ có thai.
Mời độc giả xem thêm video:
7 lợi ích của vitamin C