Ngoài ra, tôi cũng được dùng kết hợp để điều trị động kinh cơn nhỏ chủ yếu với trẻ em và người trẻ tuổi.
Tuyệt đối không được dùng tôi cho bệnh nhân nhiễm acid do thận, tăng clor máu vô căn, bệnh nhân mắc bệnh Addison, bệnh nhân suy gan, suy thận nặng, bệnh nhân giảm kali huyết, giảm natri huyết và mất cân bằng điện giải khác. Đặc biệt, bệnh nhân quá mẫn với các sulfonamid và bệnh nhân phải điều trị dài ngày glocom góc đóng mạn tính hoặc sung huyết.
Mắt bình thường (trái), mắt bị glocom (phải).
Bên cạnh đó, cũng cần chú ý khi dùng tôi cho bệnh nhân tắc nghẽn phổi, tràn khí phổi, người dễ bị nhiễm acid hoặc đái tháo đường và phụ nữ mang thai, cho con bú.
Khi dùng tôi, các bạn có thể gặp những tác dụng phụ khó chịu như: mệt mỏi, hoa mắt, chán ăn, thay đổi vị giác, nhiễm acid chuyển hóa.
Hầu hết các phản ứng có hại đều liên quan đến liều dùng và có thể hạn chế bằng cách giảm liều. Tác dụng không mong muốn hiếm gặp nhưng nguy hiểm, có thể gây tử vong do loạn tạo máu, đặc biệt là suy tủy thiếu máu không tái tạo. Khi điều trị dài ngày cần kiểm tra công thức máu. Nhiễm acid chuyển hóa nặng thường gặp ở người già hoặc suy thận. Cần kiểm tra cân bằng điện giải trước và trong điều trị. Khi có những triệu chứng khác lạ, các bạn nên ngừng dùng thuốc và báo ngay cho thầy thuốc để có hướng xử trí kịp thời.
Một số tương tác cần được lưu ý để tránh những hậu quả xấu có thể xảy ra: sử dụng đồng thời acetazolamid với corticosteroid, có thể gây hạ kali huyết nặng. Tác dụng của amphetamin (chất kháng tiết acetyl-cholin, mecamylamin, quinidin) có thể tăng lên hoặc kéo dài khi sử dụng đồng thời với acetazolamid. Ðáp ứng hạ đường huyết có thể bị giảm khi sử dụng đồng thời acetazolamid với các thuốc chống đái tháo đường. Các barbiturat, carbamazepin, phenytoin, pirimidon dùng đồng thời với acetazolamid có thể gây loãng xương.
Dùng đồng thời glycosid digitalis với acetazolamid có thể làm tăng độc tính của digitalis và hạ kali huyết. Nguy cơ ngộ độc salicylat tăng lên khi dùng đồng thời acetazolamid với salicylat liều cao.