Đường huyết tăng cao kéo dài có thể gây hại cho cơ thể, phá hủy nội tạng, mạch máu và “mở đường” cho các bệnh đau tim, tiểu đường típ 2, đột quỵ, thẩm tách thận, tổn thương thần kinh, rối loạn chức năng cương dương, thậm chí là mù lòa. Tuy nhiên, lượng đường huyết có thể được kiểm soát nếu bạn sử dụng những loại thực phẩm sau:
1. Việt quất
Theo một nghiên cứu trên tờ Journal of Nutrition, sử dụng một liều hàng ngày các thành phần hoạt tính sinh học từ quả việt quất làm tăng sự nhạy cảm với insulin và có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường ở những người có nguy cơ. Điều quan trọng là nhiều carb làm sản sinh nhiều insulin, có thể dẫn tới kháng insulin và tiểu đường típ 2
2. Quả bơ
Quả bơ chứa chất béo không no chuỗi đơn giúp kìm hãm giải phóng đường vào máu, hạn chế giải phóng insulin. Quả bơ cũng chứa beta-sitosterol, một hợp chất có thể giúp “dập tắt” tình trạng viêm sau khi tập luyện quá sức. Tuy nhiên, bạn chỉ nên ăn ¼ quả bơ mỗi lần để tránh thừa calo hoặc thử cho dầu quả bơ lên món salat hoặc rau sống.
Hạt chia
Loại hạt không chứa gluten này giúp làm ổn định đường huyết, kiểm soát ảnh hưởng của tiểu đường, cải thiện độ nhạy cảm insulin và cải thiện các triệu chứng liên quan tới hội chứng chuyển hóa gồm mất cân bằng cholesterol, huyết áp cao và tăng quá mức đường huyết sau ăn. Hạt chia cũng chứa các chất chống viêm, chất xơ, magiê, kali, a xit folic, sắt và canxi.
Quế
Nghiên cứu trên tờ Diabetes Care cho thấy quế có thể khiến các tế bào cơ và gan đáp ứng nhanh hơn với insulin, do đó giúp giảm cân. Đáp ứng tốt hơn với insulin có nghĩa là cân bằng đường huyết tốt hơn và sẽ hạn chế dược insulin giải phóng trong cơ thể.
Hoa hồi cũng có vẻ làm giảm các yếu tố nguy cơ bệnh tim gồm lượng đường huyết, triglycerides, LDL (cholesterol xấu) và cholesterol toàn phần tăng cao. Chỉ cần ½ thìa cà phê hoa hồi 1 ngày trong 20 ngày là đủ để cải thiện đáp ứng insulin và giảm 20% lượng đường huyết.
Xoài
Xoài có vị ngọt của đường nhưng loại trái cây này lại làm giảm đường huyết. Kết quả của nghiên cứu trên tờ Nutrition and Metabolic Insights chỉ ra rằng sử dụng 10gram xoài đông khô hàng ngày, tương đương với ½ quả xoài tươi (khoảng 100gram) có thể giúp giảm đường huyết ở người béo phì.
Gia vị
Theo một nghiên cứu trên tờ Journal of Medicinal Food, sự kết hợp nhiều gia vị khác nhau cải thiện chuyển hóa cả đường glucose và cholesterol, làm giảm đường huyết và hàm lượng insulin. Hạt cỏ cari và nghệ chống tiểu đường rất tốt, nhưng trong một số nghiên cứu, hạt thì là, gừng, mù tạt và lá ca ri, rau mùi cũng có thuộc tính chống tiểu đường.
Dầu oliu
Dầu oliu giàu chất béo không no chuỗi như quả bơ, không chỉ ngăn ngừa tích mỡ ở bụng mà còn kháng insulin. Dầu oliu cũng tăng cường giải phóng hormon leptin có tác dụng ức chế thèm ăn.
Trứng
Những người thừa cân và béo phì ăn 2 quả trứng mỗi bữa sáng làm giảm nhiều hơn 65% cân nặng so với những người ăn bữa sáng không có trứng. Ăn trứng có thể kiểm soát đói bằng cách giảm đáp ứng insulin sau bữa ăn và kiểm soát sự thèm ăn bằng cách hạn chế dao động hàm lượng đường và insulin
Giấm
Giấm được cho là giảm đường huyết và tăng insulin, cũng như tăng cảm giác no sau bữa ăn nhiều carbonhydrat hơn. Nghiên cứu cho thấy những người bắt đầu bữa ăn bằng cách uống giấm có chỉ số đường huyết và insulin tốt hơn sau bữa ăn.
Tác dụng cân bằng đường huyết của giấm cũng có thậm chí còn tốt hơn ở người tiền tiểu đường so với những người có độ nhạy cảm insulin bình thường. Hãy dùng giấm trắng hoặc giấm táo nhưng cẩn thận với giấm balsamic vì nó chứa nhiều đường hơn.
Anh đào chứa nhiều hóa chất tự nhiên gọi là anthocyanin, giúp giảm đường huyết ở những người bị tiểu đường. Nghiên cứu trên tờ Journal of Agricultural and Food Chemistry chỉ ra rằng anthocyanin có thể giảm 50% mức sản sinh insulin. Anh đào chứa nhiều anthocyanin nên cũng có thể giúp tránh khỏi bệnh tim và ung thư.
BS Cẩm Tú
(Theo MSN)