Chợ truyền thống mất niềm tin, thực phẩm nhập tăng lượng cầu
Chợ truyền thống và chợ cóc gần nhà là nơi mà người tiêu dùng Việt thường hay lựa chọn để mua thực phẩm cho gia đình mình. Tuy nhiên, khảo sát thị trường những ngày giáp Tết tại các chợ truyền thống cho thấy không khí mua sắm các mặt hàng nhìn chung khá trầm lắng. Mất niềm tin là một trong những nguyên nhân dẫn đến sức mua giảm. Chính vì thế, hàng nhập khẩu đã trở nên phổ biến và được người tiêu dùng ráo riết “săn lùng”.
Có thể nói, thực phẩm nhập khẩu rất đa dạng, chất lượng lại được kiểm soát nên người tiêu dùng có thể yên tâm hơn mỗi khi sử dụng. Mặc dù giá thành của những thực phẩm ngoại có cao hơn so với thực phẩm trong nước nhưng vẫn được nhiều người tin tưởng sử dụng.
Các mặt hàng thực phẩm nhập ngoại chủ yếu hiện nay như thịt bò, thịt cừu, một số loại hải sản quý hiếm, hoa quả tươi, các loại hạt, các loại gia vị và nguyên liệu chế biến… được nhập từ rất nhiều quốc gia nhưng phổ biến vẫn là từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, Pháp… Đặc biệt, do có sự tương đồng trong văn hóa Á Đông cùng xu hướng giao lưu về văn hóa nên thực phẩm của Hàn Quốc ngày càng được người Việt yêu thích, sử dụng chúng để chế biến các món ăn hàng ngày.
Không chỉ có những mặt hàng thông dụng như kim chi, mì trộn, hiện nay, thực phẩm Hàn Quốc tại Việt Nam đã phong phú hơn rất nhiều, bao gồm cả rau quả tươi, thịt bò, đồ hộp và thực phẩm khô đóng gói. Những thực phẩm này có tần số xuất hiện nhiều ở hầu hết các siêu thị lớn, nhỏ như Big C, Co.op Mart, HanaroMart, Uni Mart... bao gồm cá hồi, kim chi, rong biển, nấm và các loại mì.
Thực phẩm nhập khẩu: Cách lựa chọn cho của người tiêu dùng thông thái
Mặc dù được kiểm tra, kiết soát chặt chẽ nhưng không có nghĩa là thực phẩm nhập khẩu an toàn tuyệt đối và không có chuyện làm nhái, làm giả hoặc kém chất lượng. Dù khả năng mua phải hàng giả không cao nhưng bạn cũng nên có những kiến thức cần thiết khi sử dụng hàng nhập khẩu từ nước ngoài để không mắc phải trường hợp tiền mất tật mang.
Sở dĩ thực phẩm Hàn Quốc được nhiều khách Việt ưa chuộng không chỉ do ngon mà còn do đảm bảo được mức độ sạch, đáp ứng được an toàn thực phẩm trong khi các loại thực phẩm trong nước luôn bị đe dọa bởi mức độ ô nhiễm. Đặc biệt, Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - Hàn Quốc ((VKFTA) chính thức có hiệu lực ngày 15/05/2015 đã thúc đẩy thị trường thực phẩm Hàn Quốc tại Việt Nam phát triển mạnh, 8.320 dòng thuế đối với hàng hóa có xuất xứ từ Hàn Quốc vào Việt Nam đã bắt đầu được xóa bỏ.
Theo thông tin từ siêu thị HanaroMart – một trong những nhà nhập khẩu và phân phối các mặt hàng thực phẩm Hàn Quốc trên đường Nguyễn Thị Định cho biết, siêu thị những năm qua chủ yếu tập trung vào kênh phân phối cho các nhà hàng, siêu thị và bán lẻ cho đối tượng người Hàn Quốc đang sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian gần đây, siêu thị đã chào đón lượng lớn các khách hàng Việt với nhu cầu mua thực phẩm ngày càng cao. Bởi vậy, không chỉ có các mặt hàng thông dụng như kim chi, cải thảo, ớt bột, lá kim, rong biển… mà siêu thị đã nhập thêm rất nhiều mặt hàng khác để phục vụ nhu cầu ngày càng cao của người Việt.
Đặc biệt, do đặc thù về nguồn gốc của sản phẩm, các sản phẩm tại HanaroMart 100% có nguồn gốc từ Hàn Quốc, mẫu mã đa dạng và phong phú về dòng sản phẩm. Trong thời gian tới, Siêu thị này sẽ tiến hành nhập khẩu thêm các thực phẩm có nguồn gốc động vật như: cừu, trâu, bò, heo... các loại sữa, rau củ quả; đồ uống rượu, bia, nước ngọt...; các loại gia vị từ nước mắm, đồ tẩm ướp món nướng, làm kim chi… có giá bán phải chăng, hợp túi tiền với mọi khách hàng có nhu cầu.