Thoái hóa hoàng điểm, hay thoái hóa điểm vàng do tuổi tác, có thể dẫn đến mất thị lực do những thay đổi trong điểm vàng; khu vực ở trung tâm của mắt, nơi tầm nhìn rõ nét nhất.
Thoái hóa điểm vàng là nguyên nhân hàng đầu gây mù lòa ở những người trên 55 tuổi.
Một số loại thực phẩm có thể giúp duy trì sức khỏe của mắt khi bạn già đi và có thể làm chậm quá trình mất thị lực nếu bạn mắc bệnh thoái hóa điểm vàng. Cũng có những loại thực phẩm người mắc bệnh này nên kiêng để tránh làm tồi tệ hơn tình trạng bệnh.
Người thoái hóa điểm vàng nên ăn gì và kiêng gì?
1. Nên ăn rau lá xanh, rau củ có màu sắc
Điểm vàng chứa các chất chống oxy hóa - carotenoids - các sắc tố đỏ và vàng giúp bảo vệ các tế bào (thụ thể ánh sáng) cần thiết cho thị lực.
Ăn các loại rau có chứa carotenoid, chủ yếu là lutein và zeaxanthin, giúp tăng cường lượng sắc tố bảo vệ xung quanh điểm vàng và có thể ngăn ngừa hoặc làm chậm quá trình thoái hóa điểm vàng.
Nếu muốn tăng lượng carotenoid, hãy chọn những loại có màu xanh đậm, vàng tươi hoặc đỏ. Các loại thực phẩm khuyên dùng là rau lá xanh như cải xoăn, rau bina, rau cải thìa và bông cải xanh. Thực phẩm có màu vàng và đỏ như ớt đỏ, cam, cà rốt, ngô, khoai lang,...
2. Nên ăn trái cây giàu vitamin C
Vitamin C (axit ascorbic) giúp cơ thể xây dựng collagen, tạo thành các mạch máu mạnh ở mắt và các nơi khác.
Đôi mắt của hấp các chất dinh dưỡng một cách nhanh chóng, vì vậy việc bổ sung đủ vitamin C và các chất dinh dưỡng khác có lợi cho thị lực là rất quan trọng.
Những người có nguy cơ mắc bệnh thoái hóa hoàng điểm cao nếu dùng vitamin C, cùng với beta-carotene, vitamin E và kẽm có thể làm chậm lại tiến triển bệnh hơn tới 25% và ngăn ngừa giảm thị lực (độ sắc nét) chậm hơn 19%.
Vitamin C có nhiều trong trái cam, chuối, táo và đào.
3. Nên ăn cá và axit béo giàu Omega-3
Các nhà khoa học đã chứng minh Omega-3 có trong dầu cá có thể làm giảm nguy cơ phát triển bệnh thoái hoá điểm vàng hoặc làm chậm sự tiến triển của bệnh.
Các axit béo này có thể chống viêm và làm giảm các mạch máu bị tắc nghẽn trong mắt giống cũng như các cơ quan của cơ thể, bao gồm cả hệ thống tim mạch.
Các loại cá có chứa nhiều axit béo Omega-3 bao gồm cá hồi, cá ngừ albacore, cá mòi, cá thu và cá trích.
4. Tránh xa đồ ăn nhanh (chứa nhiều chất béo bão hòa)
Đồ ăn nhanh thường được chế biến với dầu ăn chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn và không bão hòa đa và axit linoleic, gây nguy cơ cao hơn mắc bệnh thoái hóa điểm vàng giai đoạn cuối (mất thị lực).
Những thực phẩm này dẫn đến sự tích tụ mảng bám chứa cholesterol trong các mạch máu và mảng bám trong mắt.
Mảng bám làm tổn thương các mạch máu và làm giảm lượng máu và oxy đến mắt. Một số tác nhân gây ảnh hưởng nhất là bánh ngọt, bánh quy, bơ đậu phộng, khoai tây chiên, kẹo, khoai tây chiên và nước ngọt.
Người thoái hóa điểm vàng nên tránh xa đồ ăn nhanh.
5. Hạn chế sử dụng chất béo bão hòa khi đun nấu
Khi nấu ăn, hãy tránh xa các loại dầu có hàm lượng chất béo hydro hóa một phần cao, chẳng hạn như dầu dừa hoặc dầu cọ.
Những chất béo hại sức khỏe này có thể có tác động tương tự đến sự tiến triển của bệnh thoái hóa điểm vàng khi ăn thực phẩm có nhiều chất béo bão hòa và đường.
Thay vào đó, hãy chọn dầu ô liu, dầu hạt cải hoặc dầu hạt lanh. Các loại dầu không bão hòa đơn này có thể có đặc tính chống viêm và không gây tắc nghẽn mạch máu trong mắt (hoặc bất kỳ nơi nào khác trong cơ thể).
6. Nên ăn trứng, nhưng không quá 1 quả mỗi ngày
Lòng đỏ trứng có một trong những nồng độ cao nhất của hai loại carotenoid-lutein và zeaxanthin - có thể bảo vệ điểm vàng. Nhưng lòng đỏ trứng lại chứa hàm lượng cholesterol cao. Nhưng nếu chế độ ăn uống có lợi cho tim mạch và mức cholesterol ở mức bình thường mà lại tốt thị lực thì nên ăn một lượng trứng vừa phải (khoảng 1 quả trứng/ngày, nhưng không phải với thịt xông khói).
Trứng cũng có thể làm giảm nguy cơ đục thủy tinh thể. Nếu không chắc chắn về tình trạng cơ thể khi ăn trứng thì nên gặp bác sĩ để được tư vấn.
Xem thêm video đang được quan tâm:
Sau khi tiêm vaccine COVID 19, nên ăn và không nên ăn thực phẩm gì ?