1. Thịt đỏ
Nên hạn chế thịt đỏ, nhất là thịt nhiều mỡ trong mỗi bữa ăn của bệnh nhân khớp vẩy nến.
Người bị viêm khớp vẩy nến nên kiêng thịt đỏ, thịt nhiều mỡ.
Trong thịt đỏ chứa rất nhiều axit uric và các chất béo bão hòa làm tăng tình trạng viêm. Axit uric là sản phẩm cuối cùng trong quá trình tiêu thụ chất đạm purin trong thịt đỏ. Khi ăn nhiều thịt đỏ, lượng axit uric càng được sản sinh ra nhiều, gây mất cân bằng giữa tổng hợp và thải chất axit uric. Nếu sự mất cân bằng này tiếp tục diễn ra thường xuyên, kéo dài, lượng axit uric sẽ tăng cao trong máu. Và axit uric nhiều trong máu là nguyên nhân gây nên các bệnh về khớp.
2. Sữa
Thông thường, sữa chứa canxi có tác dụng tốt cho xương, giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, nhiều nhà khoa học khuyên những bệnh nhân viêm khớp nên cẩn thận khi uống sữa vì có thể sẽ không dung nạp được casein, một loại protein trong sữa.
Bệnh nhân viêm khớp vẩy nến thường dị ứng với Casein, một loại protein trong sữa động vật khiến dạ dày họ trở nên khó chịu
Casein là thành phần cơ bản của protein sữa động vật (chiếm 80% tổng lượng protein trong sữa). Bản chất của casein là hấp thu chậm, khoảng 7h-8h sau, lượng casein mới được tiêu hóa hết. Hầu hết những bệnh nhân mắc bệnh lý khớp vẩy nến rất khó tiêu hóa lượng casein khi uống sữa, gây khó chịu trong dạ dày. Tốt nhất, bệnh nhân khớp vẩy nến nên tránh các thực phẩm được chế biến từ sữa để loại bỏ những tác hại không mong muốn.
3. Cà tím
Một vài loại rau củ thuộc họ cà như cà chua, cà tím, ớt chuông, khoai tây có thể làm trầm trọng thêm triệu chứng ở một vài bệnh nhân khớp vẩy nến. Nếu bạn thấy các loại rau củ này gây ra triệu chứng, hãy tránh ăn, nhưng phải đảm bảo bổ sung đa dạng các loại rau củ khác. Rau cải xoăn và các loại rau lá xanh khác là lựa chọn thêm vào danh sách thực phẩm lành mạnh của bạn.
4. Nước ngọt
Theo bác sĩ phẫu thuật đường ruột James A. Surrell thuộc Bệnh viện Đa khoa Marquette, tác giả của chế độ ăn kiêng đường SOS (Stop Only Sugar - Hãy dừng ngay đường trong chế độ ăn), đường tinh luyện trong nước ngọt có ga và một số thực phẩm khác có thể làm gia tăng tình trạng viêm sưng. "Chế độ ăn nhiều đường dẫn tới lượng insulin trong máu cao", TS. Surrell cho biết. "Lượng insulin tăng cao bất thường làm tăng viêm sưng trong cơ thể. Một chế độ ăn ít đường sẽ làm giảm lượng insulin và do đó giảm viêm sưng trong cơ thể bạn".
Hơn nữa, tiêu thụ quá nhiều đường cũng dẫn tới thừa cân, khiến ngoài khớp xương sưng đau còn gia tăng nguy cơ bệnh tim và đột quỵ, TS. Matteson khuyên.
Không có một chế độ ăn nào có thể chữa khỏi hoàn toàn bệnh viêm khớp vẩy nến. Tuy nhiên, nếu phải sống chung với những cơn đau khớp, bạn hoàn toàn có thể cảm thấy dễ chịu hơn hay có những triệu chứng trầm trọng hơn từ lựa chọn thông minh của bạn. Bệnh nhân viêm khớp vẩy nến được khuyên nên ăn các loại ngũ cốc nguyên hạt, cá giàu omega-3, tỏi, quả dâu (dù là dâu đen, dâu tây, việt quất hay phúc bồn tử) và các loại rau lá xanh.
Minh Trang (theo Everyday Health)