(nguyenthilananh@gmail.com)
Kẽm đóng một vai trò quan trọng trong cơ thể mỗi người. Thiếu kẽm sẽ dẫn đến nhiều bệnh lý như xơ vữa động mạch, suy giảm thính giác, loét miệng, gây ảnh hưởng đến cuộc sống.
Một số dấu hiệu điển hình của việc thiếu kẽm như: trẻ hay bị nhiễm trùng tái phát nhiều lần, rối loạn tiêu hóa, chán ăn, nôn trớ, rối loạn giấc ngủ, ngủ không ngon giấc, hay khóc về đêm. Thiếu kẽm còn gây tổn thương các biểu hiện rụng tóc, thương tổn vùng da và mắt, chậm phát triển.
Một số nghiên cứu cho thấy, thiếu kẽm dễ mắc các bệnh lý nguy hiểm như: chán ăn, nôn, rối loạn tiêu hóa và chuyển hóa, suy giảm khả năng miễn dịch, viêm da, sạm và bong da mặt ngoài hai cẳng chân (vẩy cá). Nặng hơn, trẻ sẽ suy dinh dưỡng, lùn, chậm dậy thì, thiểu năng sinh dục và chậm phất triển tâm thần vận động.
Kẽm được đưa vào cơ thể qua đường tiêu hóa, được hấp thụ chủ yếu ở ruột non nên để bổ sung kẽm cho cơ thể cần ăn uống đủ chất, ăn các thức ăn có nhiều kẽm như sò, củ cải, cùi dừa già, đậu Hà Lan, đậu tương, lòng đỏ trứng gà, thịt lợn nạc, thịt bò, thịt gà...
Do thư bạn kể không đủ thông tin để biết bé bị thiếu kẽm hay không, vì vậy bạn có thể đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để được các bác sĩ khám và tư vấn cụ thể.
BS. Nguyễn Hải