Hà Nội

Thực phẩm giúp hạn chế cơn đau ở người bệnh viêm khớp dạng thấp

SKĐS - Mùa lạnh, những cơn đau nhức là nỗi ám ảnh với người bệnh viêm khớp dạng thấp. Một số loại thực phẩm có thể giúp người bệnh kiểm soát những biểu hiện của viêm khớp dạng thấp bên cạnh việc điều trị theo chỉ định của bác sĩ.

Viêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trịViêm khớp dạng thấp: Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị

SKĐS - Viêm khớp dạng thấp thường khởi phát với triệu chứng sưng đau và nóng ở khớp. Bệnh nếu không được phát hiện và điều trị phù hợp, các khớp có thể bị biến dạng hoặc phá hủy dẫn đến mất khả năng vận động, thậm chí tàn phế.


Khi xây dựng thực đơn cho người bệnh viêm khớp dạng thấp, cần vừa đảm bảo dinh dưỡng lại phù hợp với khẩu vị của người bệnh. Rau xanh, các loại cá béo, thực phẩm giàu chất xơ và chất chống ôxy hóa… là sự lựa chọn tuyệt vời cho người bệnh.

1. Thực phẩm tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp

1.1 Rau xanh

Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn nhiều các loại rau xanh như súp lơ xanh, rau bi na, bắp cải… Vì các loại rau này chứa nhiều vitamin A, C, K… và nhiều khoáng chất cần thiết chống lại tình trạng viêm, tăng sức đề kháng cho cơ thể. Ngoài ra, những vitamin và khoáng chất có trong rau xanh cũng giúp hạn chế và làm tình trạng sụn khớp bị bào mòn.

1.2 Các loại cá béo giàu omega-3

Các loại cá như cá thu, cá trích, cá hồi, cá mòi… là những thực phẩm chứa nhiều omega-3 trong tự nhiên. Nhiều nghiên cứu cho thấy, omega-3 tham gia vào quá trình điều hòa miễn dịch, tác động tích cực lên cơ chế kháng viêm của cơ thể, giảm các triệu chứng bệnh và giảm nguy cơ mắc viêm khớp dạng thấp. Nên ăn ít nhất là 3-4 lạng cá, hai lần/tuần.

1.3 Thực phẩm giàu chất chống ôxy hóa

Thực phẩm giúp hạn chế cơn đau ở người bệnh viêm khớp dạng thấp - Ảnh 2.

Chất chống ôxy hóa có thể cải thiện hoạt động của bệnh viêm khớp dạng thấp. Đây là những hợp chất có thể phá hủy các yếu tố gây hại như sản xuất quá mức các loại ôxy phản ứng (ROS) trong cơ thể người bệnh. Chúng cũng có thể làm giảm viêm.

Các loại thực phẩm chứa vitamin A, C, E hoặc selen là những thực phẩm giàu chất ôxy hóa tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp. Để tăng cường sức khỏe và hạn chế sự tiến triển của bệnh, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên ăn nhiều trái cây tươi, rau và các loại hạt, hoặc uống trà xanh.

1.4 Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ có thể hỗ trợ giảm cân và giảm viêm. Bổ sung nhiều chất xơ hơn trong chế độ ăn uống của người bệnh viêm khớp dạng thấp với những thực phẩm như trái cây tươi và rau quả, các loại ngũ cốc, đậu, quả hạch…

1.5 Gia vị

Một số gia vị như tỏi, gừng, nghệ có đặc tính chống viêm tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp.

Trong tỏi có chứa các chất hạn chế tác động của các cytokine gây viêm, giúp tiêu viêm, khu trừ phong thấp, hạn chế tình trạng đau nhức, mệt mỏi. Người bệnh nhân có thể ăn tỏi trực tiếp hoặc sử dụng tỏi làm gia vị trong các món ăn được chế biến hàng ngày. Ngoài ra, có thể sử dụng các bài thuốc ngâm rượu tỏi,…

Nghệ có chứa curcumin có đặc tính chống viêm. Thêm một chút hạt tiêu đen khi chế biến nghệ để tăng cường hiệu quả kháng viêm.

1.6 Lựa chọn dầu ôliu trong chế biến

Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên cân nhắc lựa chọn dầu ôliu trong thực đơn. Một số thành phần trong dầu ôliu giúp hạn chế tình trạng sưng, viêm ở các khớp gây đau nhức. Có thể dùng dầu ôliu trong chế biến các món ăn hoặc trộn salat.

Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên chọn và nấu nướng thực phẩm bằng các phương pháp giúp cơ thể duy trì được cân nặng hợp lý. Việc này đặc biệt quan trọng vì thừa cân sẽ làm tăng áp lực lên các khớp. Điều này có nghĩa là người bệnh nên hạn chế thịt mỡ và các phương pháp nấu ăn như chiên rán.

2. Thực phẩm người bệnh viêm khớp dạng thấp nên tránh

2.1 Thực phẩm nhiều chất béo

Ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo sẽ gây nên tình trạng tăng mỡ máu, thừa cân, béo phì làm tăng gánh nặng cho khớp. Mỡ máu tăng cũng là nguyên nhân làm phản ứng viêm ở các khớp tăng mạnh, tăng tình trạng sưng đau.

Do đó, người bệnh viêm khớp dạng thấp nên hạn chế những thực phẩm giàu chất béo như mỡ động vật, đồ hộp, các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên rán…

2.2 Thực phẩm gây viêm

Trong khi ăn thực phẩm làm giảm viêm, người bệnh viêm khớp dạng thấp cũng nên cố gắng tránh thực phẩm gây viêm. Một số thực phẩm có thể kích hoạt phản ứng viêm như bột mì trắng và đường trắng, thực phẩm chiên rán, thịt đỏ và thịt đã qua chế biến, các sản phẩm bơ sữa, trứng…

Nếu không thể tránh những thực phẩm này hoàn toàn, hãy thử ăn ít chúng hơn. Ngay cả một thay đổi nhỏ cũng có thể giúp cải thiện các triệu chứng của bệnh viêm khớp dạng thấp.

Thực phẩm giúp hạn chế cơn đau ở người bệnh viêm khớp dạng thấp - Ảnh 4.

2.3 Thực phẩm giàu đạm

Các loại thịt giàu đạm sẽ khiến tình trạng viêm ở các khớp trở nên nặng nề hơn, làm cho bệnh nhân cảm thấy đau nhức. Vì vậy, người bị viêm khớp dạng thấp cần giảm tiêu thụ đạm động vật, tăng protein thực vật, hạn chế tối đa và loại bỏ thực phẩm có hàm lượng purin cao như: thịt nạc, hải sản, gia cầm, thực vật tăng trưởng nhanh như măng tây...

2.4 Giảm muối, đường

Người bệnh viêm khớp dạng thấp nên hạn chế các loại thực phẩm có nhiều đường như bánh kẹo ngọt vì những thực phẩm này sẽ làm tình trạng viêm trở nên nặng nề hơn, ảnh hưởng đến quá trình điều trị bệnh.

Giảm muối, hạn chế những thực phẩm chế biến sẵn như thịt nguội, xúc xích, đồ hộp… sẽ giúp cơ thể có một sức khỏe tốt và giảm tác động đến xương khớp.

2.5 Rượu bia

Rượu, bia và những loại đồ uống có cồn đều có chứa chất kích thích làm tình trạng viêm ở các khớp trở nên trầm trọng hơn.

Nước ngọt và các loại đồ uống có ga cũng không tốt cho người bệnh viêm khớp dạng thấp vì có chứa những thành phần phá hủy xương. Vì vậy, trong quá trình điều trị không nên sử dụng những loại đồ uống này.

3. Nguyên tắc chế biến cho người bệnh viêm khớp dạng thấp

Nên sử dụng nhiều món luộc, hấp. Hạn chế các món nướng, bỏ lò hoặc món rang.

Không nên nấu quá chín thịt lợn hoặc thịt gia cầm. Điều này không có nghĩa là chỉ nấu thịt tái hoặc chưa chín mà luôn nấu chín thịt đến một nhiệt độ vừa đủ để tiêu diệt các loại vi khuẩn có thể gây ra các bệnh liên quan đến thực phẩm, như E.coli và Samonella.

Nên nêm nếm nhiều loại thảo mộc và gia vị có chứa các chất chống ôxy hóa và các chất chống viêm.

Nếu muốn ăn món nướng hoặc bỏ lò, cần ướp thực phẩm trước với các chất có chứa axit như nước chanh, rượu vang đỏ hoặc giấm để ngăn chặn việc hình thành AGEs (advanced glycation end products) - sản phẩm glycat hóa bền vững là các protein hoặc chất béo bị glycat hóa sau khi tiếp xúc với các đường).

Có thể dùng cà chua, rượu vang đỏ và các loại chất khác có chứa axit vào súp và các món hầm để làm giảm sự hình thành AGEs.

BS. Thanh Hoài
https://suckhoedoisong.vn/an-uong-nhi...

Xem thêm video đang được quan tâm:

Tiêm vaccine COVID-19- Vì sao trẻ em không nên vận động mạnh sau khi tiêm?



Chi Mai
Ý kiến của bạn