Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người bệnh gout

SKĐS - Thời tiết mưa, lạnh là nỗi ám ảnh của người bệnh gout (gút) khi những cơn đau ngày càng tăng. Một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp duy trì cân nặng với những thực phẩm kiểm soát được nồng độ axit uric là một lựa chọn tốt cho sức khỏe người bệnh.

1. Các yếu tố nguy cơ gia tăng bệnh gout

Bệnh gout có một số yếu tố nguy cơ, trong đó có những nguyên nhân chủ quan không thể kiểm soát, như tuổi tác và di truyền. Ngoài ra, còn những yếu tố rủi ro bao gồm:

  • Chế độ ăn: Chế độ ăn nhiều purin, fructose (đường trái cây) và rượu làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.
  • Béo phì: Nhiều nghiên cứu cho thấy bệnh gout phổ biến hơn ở những người thừa cân hoặc béo phì.
  • Giới tính: Nam giới trung niên có nguy cơ mắc bệnh nhiều hơn nữ giới, nữ giới thường xảy ra sau giai đoạn mãn kinh.
  • Do mắc các bệnh lý mạn tính: Những người mắc các bệnh lý như bệnh thận, đái tháo đường, hội chứng chuyển hóa và tăng huyết áp đều làm tăng nguy cơ mắc bệnh gout.

2. Chế độ ăn uống và bệnh gout

Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người bệnh gút - Ảnh 2.

Không có kế hoạch ăn uống cụ thể nào sẽ ngăn ngừa hoàn toàn bệnh bùng phát, nhưng một chế độ ăn uống tốt cho người bệnh gout sẽ giúp:

  • Đạt được trọng lượng khỏe mạnh
  • Thiết lập và tuân thủ thói quen ăn uống tốt
  • Hạn chế thức ăn có nhân purin
  • Bổ sung các loại thực phẩm có thể giúp kiểm soát nồng độ axit uric

Một số nghiên cứu cho thấy, một chế độ ăn giàu thực vật có thể làm giảm nồng độ axit trong nước tiểu, điều đó có thể giúp cơ thể loại bỏ axit uric. Các nghiên cứu cũng cho thấy mối quan hệ giữa vitamin C và bệnh gout. Thực phẩm giàu vitamin C (cam quýt, ớt, dâu tây và bông cải xanh…) hoặc thực phẩm bổ sung cũng giúp cơ thể loại bỏ axit uric.

3. Người bệnh gout nên ăn gì?

3.1 Rau xanh

Việc tiêu thụ các loại rau giàu purin như măng tây, rau bina và súp không ảnh hưởng đến nồng độ axit uric hoặc làm tăng nguy cơ bị bệnh gout như người ta từng nghĩ. Thêm vào đó, ăn một chế độ ăn bao gồm nhiều rau giúp cơ thể đạt được và duy trì cân nặng hợp lý, đồng thời cung cấp cho cơ thể đầy đủ vitamin và khoáng chất.

Bông cải xanh và rau chân vịt là những loại rau giàu chất xơ được khuyến khích dùng cho người bệnh gout bởi chúng có thể làm giảm hấp thu đạm từ đó giảm sự hình thành acid uric. Các loại rau có tính kiềm như cải xanh, củ cải, bí… cũng rất tốt cho người bệnh gout vì chúng có tác dụng trung hòa acid uric trong máu, làm chậm tiến triển của bệnh.

3.2 Ăn đa dạng các loại trái cây

Bên cạnh việc cung cấp nhiều vitamin, khoáng chất từ rau xanh, người mắc bệnh gout cũng nên bổ sung nhiều dưỡng chất thiết yếu từ các loại quả như bưởi, dưa hấu, nho, chuối…

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra ăn cherry có tác dụng làm giảm nồng độ axit uric trong huyết thanh và có thể làm giảm cơ chế tái phát ở bệnh nhân gout. Cherry và một số sản phẩm từ cherry (như nước ép cherry) cũng chứa anthocyanins hàm lượng cao, là một flavonoid có đặc tính chống ôxy hóa, có tác dụng tốt trong việc kiểm tra cơn đau và viêm liên quan đến bệnh gout.

Nhiều bằng chứng chỉ ra tiêu thụ 500mg vitamin C hàng ngày có thể là một hiệu quả để giảm tần suất phát bệnh gout. Vitamin C giúp bài tiết axit uric, và trái cây họ cam quýt là thực phẩm chứa lượng vitamin C dồi dào.

3.3 Sữa tốt cho người bệnh gout

Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người bệnh gút - Ảnh 4.

Sữa là thực phẩm được xếp vào nhóm có chứa hàm lượng purin thấp. Trong 100g sữa chỉ chứa 0-50mg hàm lượng purin. Trong khi đó, lượng purin mà cơ thể có thể dung nạp mỗi ngày tối đa là 150mg/100g. Vì thế, sữa và các chế phẩm từ sữa không phải là nguyên nhân gây nên bệnh gout.

Người bệnh gout nên chọn các loại sữa sau:

  • Sữa tươi: Sữa tươi và các chế phẩm từ sữa tươi có khả năng làm giảm nồng độ axit uric trong máu. Người bệnh gout có thể uổng 1 -2 cốc sữa/ngày giúp kiểm soát bệnh.
  • Sữa tách béo: Các loại sữa tách béo thường không cản trở quá trình đào thải axit uric của cơ thể. Người bệnh gout nên bổ sung loại thực phẩm này vào chế độ ăn uống để tăng cường sức khỏe.
  • Sữa chua: Đây là thực phẩm có chứa hàm lượng lợi khuẩn dồi dào. Bổ sung sữa chua vào chế độ ăn giúp hỗ trợ quá trình chuyển hóa đường, đạm, đồng thời loại bỏ lượng axit uric dư thừa trong máu.

3.4 Tăng cường nguồn protein thực vật

Protein từ thực vật có trong những thực phẩm như đậu phụ, ngũ cốc nguyên hạt, đậu và đậu lăng sẽ giúp người bệnh gout duy trì một chế độ ăn uống cân bằng. Trong chế độ ăn dành cho người bệnh gout, nên giảm ăn thịt và hải sản, nhưng vẫn cần tiêu thụ khoảng 15-30% lượng calo từ protein để đáp ứng các đề xuất của Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ (USDA).

Một số thực phẩm giàu protein có nguồn gốc thực vật và dầu thực vật (chẳng hạn như ô liu, hướng dương và đậu nành) thậm chí có thể bảo vệ cơ thể chống lại sự tấn công của bệnh gout.

3.5 Uống đủ nước

Cần đảm bảo lượng nước uống trong ngày 40ml/ kg cân nặng/ ngày, nên uống nhiều nước lọc. Lý do vì nước sẽ giúp hòa tan acid uric và làm cho acid uric đào thải ra ngoài qua đường tiết niệu từ đó ngăn ngừa tình trạng lắng đọng tinh thể urat tại các mô của cơ thể.

4. Hạn chế những thực phẩm làm tăng cơn đau ở người bệnh gout

4.1 Thịt đỏ và nội tạng

Thực phẩm giàu vitamin C tốt cho người bệnh gút - Ảnh 5.

Các loại thịt đỏ có hàm lượng purin cao hơn thịt trắng. Tiêu thụ nhiều thịt đỏ (bao gồm thịt bò, thịt nai, bò rừng) và các loại nội tạng (bao gồm gan, lòng, tim, cật…) làm tăng nguy cơ tái phát bệnh gout.

4.2 Cá biển, hải sản có vỏ

Một số loại cá được biết là có hàm lượng purin cao hơn và nên hạn chế trong chế độ ăn kiêng của người bệnh như cá ngừ, cá mòi và cá cơm… Hải sản có vỏ như tôm, hàu, cua… cũng là những thực phẩm người bệnh gout cần hạn chế.

4.3 Rượu bia

Hầu hết đồ uống đều không được khuyến khích trong chế độ ăn kiêng của người bệnh. Trong đó, bia và rượu làm tăng quá trình đào thải axit uric, làm gia tăng kích hoạt phản ứng viêm của cơ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu chỉ ra rằng vừa uống rượu vang phải không liên quan đến tỷ lệ mắc bệnh cao hơn.

TS. BS. Trần Thái Hà
https://suckhoedoisong.vn/benh-gout-c...

4.4 Thực phẩm và đồ uống có đường

Thực phẩm và đồ uống có chứa đường fructose, đặc biệt là những loại có chứa xirô ngô có đường fructose cao không được đề xuất trong chế độ ăn kiêng. Để giữ mức axit uric thấp hơn bằng cách hạn chế hoặc tránh tiêu thụ nước ngọt và đồ uống có khác đường, trái cây đóng hộp hoặc nước ép trái cây và các sản phẩm khác bao gồm thanh ăn nhẹ, kẹo và ngũ cốc ăn sáng.

Muốn tránh cơn đau dữ dội, người bệnh gút nhất định phải thay đổi chế độ ănMuốn tránh cơn đau dữ dội, người bệnh gút nhất định phải thay đổi chế độ ăn

SKĐS - Chế độ dinh dưỡng có vai trò đặc biệt quan trọng trong dự phòng và điều trị bệnh gút. Để phòng ngừa tái phát những cơn đau do gút gây ra, bệnh nhân cần lưu ý lời khuyên sau:

Xem thêm video đang được quan tâm:

Cảnh báo trẻ mắc COVID-19 tuyệt đối không được uống những loại thuốc nào?


Gia Phúc
Ý kiến của bạn