Thực phẩm có ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc?

07-11-2022 10:26 | An toàn dùng thuốc

SKĐS – Thực phẩm có thể ảnh hưởng đến cách hoạt động của thuốc trong cơ thể, còn gọi là tương tác giữa thực phẩm và thuốc. Dưới đây là một số tương tác bất lợi phổ biến…

6 vitamin cần lưu ý khi dùng cùng thuốc trị bệnh6 vitamin cần lưu ý khi dùng cùng thuốc trị bệnh

SKĐS - Bổ sung vitamin thường là một phương pháp an toàn và hiệu quả để duy trì một cơ thể khỏe mạnh. Tuy nhiên, các chất bổ sung này có khả năng tương tác với các loại thuốc được kê đơn.

Thực phẩm có thể ảnh hưởng đến mức độ và tốc độ mà thuốc được hấp thụ, phân bố và thải trừ. Điều này không chỉ làm giảm tác dụng của thuốc mà còn làm tăng nguy cơ tác dụng phụ của thuốc.

1. Thực phẩm giàu canxi

Canxi tốt cho sự phát triển và duy trì sức khỏe của răng và xương. Các sản phẩm từ sữa (như sữa, pho mát, sữa chua và kem), rau lá xanh và đậu phụ… rất giàu canxi.

Canxi cũng có thể được tăng cường trong các loại nước ép trái cây, ngũ cốc ăn sáng, các sản phẩm từ đậu nành (ví dụ như sữa đậu nành)…

Canxi trong thức ăn có thể làm giảm hấp thu thuốc. Ví dụ điển hình là các loại thuốc kháng sinh như tetracycline, ciprofloxacin và levofloxacin… có thể kém hiệu quả hơn khi dùng cùng lúc với thức ăn giàu canxi.

Các loại thuốc có sinh khả dụng thấp như thuốc trị loãng xương bisphosphates (alendronate, risedronate, ibandronate) đặc biệt có vấn đề với những thực phẩm này. Những loại thuốc tương tác với canxi này là thuốc chỉ được kê đơn và cần được thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ.

Một số loại thuốc có thể làm tăng nồng độ canxi trong cơ thể, chẳng hạn như thuốc kháng axit (ví dụ như thuốc có canxi cacbonat), thuốc lợi tiểu thiazide (hydrochlorothiazide, indapamide, metolazone), lithium (rối loạn lưỡng cực) và thyroxine (hormone tuyến giáp). Thuốc kháng axit có thể có sẵn tại nhà thuốc có thể mua không cần đơn, trong khi thuốc lợi tiểu thiazide, lithium và thyroxine là những loại thuốc chỉ được kê đơn.

Cần chú ý khi dùng thức ăn giàu canxi cùng với các loại thuốc này để tránh làm tăng lượng canxi quá cao trong cơ thể, dẫn đến buồn nôn và nôn, đa niệu, táo bón, đau bụng, thậm chí co giật và hôn mê.

photo-1667719993451

Thực phẩm giàu canxi có thể ảnh hưởng tới tác dụng của một số thuốc kháng sinh.

2. Thực phẩm giàu protein

Thực phẩm giàu protein có thể cản trở hoặc tăng cường sự hấp thu của các loại thuốc khác nhau. Tiêu thụ một bữa ăn giàu protein và dùng đồng thời propranolol (thuốc chẹn beta trị tăng huyết áp) có thể làm tăng sinh khả dụng của loại thuốc này.

Khi dùng propanolol cùng với thực phẩm giàu protein, mức độ khả dụng sinh học trung bình tăng lên 53% đã được báo cáo. Dùng chung protein với propranolol có thể làm tăng các tác dụng ngoại ý như nhịp tim chậm, hạ huyết áp, và co thắt phế quản.

Chế độ ăn giàu protein có thể làm giảm nồng độ và hiệu quả của thuốc trị Parkinson như carbidopa / levodopa và thuốc giãn phế quản theophylline, dẫn đến điều trị không hiệu quả và làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh.

3. Thực phẩm chứa kali

Một số thực phẩm như đậu và đậu Hà Lan, các loại hạt, trái cây (ví dụ như chuối, cam, bơ), rau lá xanh, đậu trắng và chất thay thế muối… rất giàu kali.

Kali là một chất dinh dưỡng thiết yếu được sử dụng để duy trì sự cân bằng chất lỏng và điện giải trong cơ thể. Tuy nhiên, sự mất cân bằng nồng độ kali trong cơ thể sẽ có hại, có thể dẫn đến buồn nôn, nôn và thậm chí là ngừng tim.

Có một số loại thuốc kê đơn làm tăng lượng kali trong cơ thể, ví dụ, thuốc ức chế men chuyển (ACEI) được sử dụng trong điều trị tăng huyết áp (như captopril, lisinopril, ramipril), digoxin để điều trị suy tim, và triamterene, một thuốc lợi tiểu tiết kiệm kali. Nên tránh dùng một lượng lớn thức ăn, nước hoa quả và súp rau có hàm lượng kali cao khi dùng những loại thuốc này.

4. Thực phẩm chứa tyramine

photo-1667719996563

Thực phẩm lên men giàu tyramin có thể ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.

Tyramine là một chất hóa học được tìm thấy trong thực phẩm và đồ uống như pho mát và rượu vang đỏ. Thực phẩm lên men, thực phẩm hun khói và thực phẩm bị hư hỏng hoặc không được bảo quản đúng cách có thể chứa tyramine.

Mức độ cao của tyramine có thể làm tăng huyết áp đột ngột, nguy hiểm. Bình thường, bất kỳ tyramine nào ăn vào đều bị phân hủy nhanh chóng trong ruột và gan. Tuy nhiên, do hoạt động của enzym bị ức chế, kết quả là huyết áp có thể tăng nhanh.

Một số loại thuốc theo toa có thể can thiệp vào sự chuyển hóa của tyramine, điển hình là các chất ức chế monoamine oxidase (MAOIs) như: Moclobemide (một loại thuốc chống trầm cảm), linezolid (một chất kháng khuẩn) và isoniazid (một thuốc chống lao).

5. Thực phẩm giàu chất xơ

Chất xơ, cũng có thể tương tác với thuốc điều trị dẫn đến giảm nồng độ của thuốc. Ví dụ, những bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường cố gắng giảm mức cholesterol bằng cách ăn bột yến mạch sau khi dùng metformin, có thể làm cho việc kiểm soát bệnh tiểu đường của họ trở nên tồi tệ hơn.

Nồng độ metformin trong máu giảm khi dùng với một lượng lớn chất xơ. Levothyroxine (hormone tuyến giáp) là một loại thuốc khác bị thay đổi khi dùng chung với chất xơ. Digoxin (thuốc trợ tim) và penicillin (thuốc kháng sinh) cũng bị ảnh hưởng bởi sự tương tác giữa thực phẩm và thuốc này. Tuy nhiên, các kháng sinh khác trong nhóm penicillin dường như không bị thay đổi khi sử dụng chất xơ.

5 chất bổ sung kết hợp với dầu cá làm tăng nguy cơ chảy máu5 chất bổ sung kết hợp với dầu cá làm tăng nguy cơ chảy máu

SKĐS - Việc dùng một số chất bổ sung cùng với dầu cá có thể dẫn tới tương tác bất lợi, trong đó làm tăng nguy cơ chảy máu…

3 loại thảo dược phổ biến tránh dùng với một số thuốc chữa bệnh3 loại thảo dược phổ biến tránh dùng với một số thuốc chữa bệnh

SKĐS - Nhiều người tìm đến các chất bổ sung là thảo dược cho an toàn hơn. Thế nhưng không phải cứ ‘tự nhiên’ là tốt, các loại thảo dược có thể tương tác bất lợi với thuốc chữa bệnh.

5 chất bổ sung có thể tương tác bất lợi với thuốc điều trị bệnh5 chất bổ sung có thể tương tác bất lợi với thuốc điều trị bệnh

SKĐS - Các chất bổ sung có thể không chỉ tương tác bất lợi với nhau mà còn với các loại thuốc mà người bệnh đang dùng để điều trị bệnh. Do đó, trước khi muốn dùng bất kỳ chất bổ sung nào, nên tham khảo ý kiến của chuyên gia y tế…

Các khoáng chất thường gặp, nếu uống cùng nhau sẽ gây bất lợiCác khoáng chất thường gặp, nếu uống cùng nhau sẽ gây bất lợi

SKĐS - Các khoáng chất như magiê, canxi, sắt, đồng… có vai trò quan trọng trong cơ thể, nhưng cơ thể lại không tự sản xuất được mà phải cung cấp từ bên ngoài qua ăn, uống. Tuy nhiên cần lưu ý các tương tác bất lợi khi bổ sung cùng nhau.

Mời độc giả xem thêm video:

Dấu hiệu phát hiện sớm viêm phổi ở trẻ, cha mẹ không nên chủ quan



Trịnh Xuân Nguyên
(Theo drugoffice, uspharmacist)
Ý kiến của bạn