Kỹ thuật di truyền là một công nghệ cực đoan?
Cho đến nay con người đã tạo được rất nhiều gen cây trồng bằng cách chọn giống theo những đặc tính mong muốn. Hầu như các loại cây lương thực hiện nay đều được tăng cường gen theo những cách khác nhau. Vì vậy, GMO không phải là thực phẩm cực đoan, song kỹ thuật chuyển gen quả thực lại có sự khác biệt lớn so với các giống cây trồng truyền thống.
Cách tạo ra các sản phẩm GMO có thể tóm tắt như sau: Người ta lấy một chút DNA từ một sinh vật, sửa đổi hoặc tạo ra các bản sao, kết hợp vào hệ gen của cùng loài hoặc loài thứ hai bằng cách sử dụng vi khuẩn để tạo vật liệu di truyền mới, hoặc bằng cách cài xen các hạt kim loại bọc DNA siêu nhỏ vào tế bào thực vật thông qua súng bắn gen. Trong khi các nhà khoa học không thể kiểm soát chính xác nơi DNA ngoại lai sẽ “hạ cánh”, nên phải tiến hành lặp đi lặp lại thí nghiệm cho đến khi tạo được một bộ gen mới có chứa các thông tin chính xác và nằm vào đúng vị trí đã ấn định.
Theo ông Peggy G. Lemaux, chuyên gia sinh học ở Đại học California, Berkeley, Mỹ thì quá trình trên có độ chính xác cao và qua sản phẩm GMO, khoa học biết được chính xác thông tin di truyền đang sử dụng, hành trình di chuyển trong hệ gen, đồng thời có thể biết được cả chất gây dị ứng hay độc tố, hoặc biến đổi thành gen khác.
Sinh vật GMO có thể gây dị ứng, ung thư và các vấn đề khác về sức khỏe cho con người?
Nhiều người lo lắng nếu đưa kỹ thuật di truyền hay thực phẩm GMO vào đời sống có thể tạo ra các thế hệ protein độc hại, đặc biệt là chất gây dị ứng và các độc tố khác vào trong đồ ăn thức uống. Đây là mối quan tâm hợp lý và chính đáng. Về lý thuyết, nó có thể tạo ra một gen mới để thể hiện một protein kích hoạt phản ứng miễn dịch. Đó là lý do tại sao các công ty công nghệ sinh học phải tham khảo ý kiến Cơ quan Quản lý Thực - Dược phẩm, Mỹ (FDA) để tiến hành các thử nghiệm an toàn, nhất là mức độ gây dị ứng và độc tính. Những thử nghiệm này mang tính tự nguyện và phổ biến, nếu các thử nghiệm này không thực hiện, FDA sẽ không cho lưu hành.
Một nghiên cứu mới được Đại học Caen, Pháp công bố năm 2012 cho hay, một trong những giống ngô GMO của Monsanto gây ra các khối u ở chuột trong phòng thí nghiệm. Nhưng nghiên cứu trên đã bị phê phán vì các phương pháp kiểm tra bị lỗi. Cuối cùng, năm 2013, tạp chí trên đã gỡ bỏ bài báo này. Gần đây, Đại học Perugia ở Italy cũng công bố kết quả 1.783 thử nghiệm an toàn về thực phẩm GMO. 770 thử nghiệm cho thấy có tác động đến sức khỏe con người và động vật, nhưng không tìm thấy bằng chứng thực phẩm GMO gây nguy hiểm cho động vật lẫn con người.
Cây trồng biến đổi gen làm cho nông dân lạm dụng thuốc trừ sâu và diệt cỏ?
Hiện có hai dòng sinh vật GMO đang chiếm lĩnh thị trường và thắc mắc này cũng cần có một giải thích nhỏ. Thứ nhất, nó cho phép cây trồng thể hiện một protein từ vi khuẩn Bacillus thuringiensis (Bt), độc hại đối với một số loài côn trùng (sâu bệnh) nhất định. Nó cũng là một thành phần hoạt hóa có trong thuốc trừ sâu được nông dân sử dụng. Theo ông Bruce Tabashnik, chuyên gia côn trùng học ở Đại học Arizona, Mỹ thì cây trồng biến đổi gen mang khuẩn Bt đã giúp nông dân giảm đáng kể sự phụ thuộc vào thuốc trừ sâu nên có lợi cho môi trường và sức khỏe con người. Thứ hai, nó cho phép cây trồng chịu được thuốc diệt cỏ glyphosate, vì vậy nông dân có thể phun thuốc diệt cỏ vô tư, chỉ giết cỏ dại chứ không ảnh hưởng đến cây trồng GMO. Sử dụng thuốc diệt cỏ glyphosate đã tăng vọt tại Mỹ từ khi cây trồng biến đổi gen được giới thiệu vào năm 1996. Glyphosate là một trong những loại thuốc diệt cỏ mang tính thân thiện môi trường nhất, độc tính thấp hơn tới 25 lần so với caffein hay còn lành hơn cả atrazin.
Sinh vật biến đổi gen gây hại cho các loài côn trùng thân thiện
Điều này đã được được giải mã một phần. Thuốc trừ sâu Bt gắn vào protein được tìm thấy trong ruột một số côn trùng, hậu quả làm cho chúng bị tiêu diệt. Đối với hầu hết các loài côn trùng, một cánh đồng Bt thường được xem là an toàn hơn so với cánh đồng được phun thuốc trừ sâu. Nhưng bướm vua cũng có thể sản xuất các protein tương tự như trong chất độc của khuẩn Bt. Năm 1999, Phòng nghiên cứu thí nghiệm Đại học Cornell, Mỹ đã tiến hành nghiên cứu cho ấu trùng bông tai ăn phấn hoa ngô Bt, phấn hoa có thể giết chết ấu trùng bông. 5 nghiên cứu khác được công bố vào năm 2001 cũng phát hiện thấy, bướm chúa không phơi nhiễm với mức độ độc hại của phấn hoa Bt trong tự nhiên. Năm 2012, Đại học bang Iowa và Đại học Minnesota, Mỹ cũng đã công bố báo cáo cho thấy, sinh vật GMO chịu được glyphosate chính là thủ phạm làm giảm dân số bướm chúa. Thuốc diệt cỏ có thể diệt bông tai (nguồn thức ăn duy nhất của ấu trùng) tại chân ruộng hay những thửa ruộng kề cạnh được phun thuốc diệt cỏ.
Các gen tăng cường lây lan sang các cây trồng khác, thực vật hoang dã và sang hệ sinh thái
Các gen tăng cường lây lan sang các cây trồng khác có thể là sự thật: Cây trồng chuyển gen có thể lan truyền vật liệu di truyền bất kể lúc nào thông qua phấn hoa, nó có thể mang theo DNA của cây trồng, kể cả các đoạn biến đổi gen bất kỳ. Theo ông Wayne Parrott, chuyên gia di truyền học ở Đại học Georgia (Mỹ) thì nguy cơ lây lan sang các trang trại kề cạnh là tương đối thấp. Đối với hộ mới trồng, nó có thể làm giảm cơ hội thụ phấn chéo, do đó các cánh đồng kề cạnh, việc thụ phấn hoa trong thời gian có gió sẽ khác nhau. Một khi phấn hoa biến đổi gen không thổi vào các chân ruộng hữu cơ thì nó sẽ không nhất thiết gây ảnh hưởng. Ngay cả các loại thực phẩm không mang nhãn chuyển gen cũng chứa tới 0,5% GMO tính theo chỉ số gốc khô.
Trường hợp GMO xâm nhập thực vật hoang dã thì sự sống còn của thế hệ “hậu duệ” phụ thuộc vào việc thích nghi với môi trường xung quanh. Gen giúp thực vật hoang dã tồn tại cũng có thể lây lan, hay cây trồng giúp tăng vitamin A cũng có mức lây lan sang cây trồng khác nhưng ở mức tương đối thấp.
(Theo MNN)
Nam Bắc Giang