Thực phẩm chức năng từ thảo dược có thể không an toàn cho người bệnh thận

17-08-2022 14:03 | Y học cổ truyền
google news

SKĐS- Những người mắc bệnh thận đều cần phải thận trọng trong ăn uống và dùng thuốc, ngay cả thực phẩm chức năng từ thảo dược cũng không phải ngoại lệ...

1. Vì sao người mắc bệnh thận nên cẩn trọng?

Ngoài những thực phẩm chức năng được cấp phép của cơ quan y tế, một số thực phẩm chức năng (TPCN) từ thảo dược có thể gây hại thận, thậm chí làm cho bệnh thận nặng hơn. Do đó, khi mắc bệnh thận, chức năng thận bị suy giảm, người bệnh nên hết sức cảnh giác dùng các sản phẩm này... 

Khi thận bị yếu, không thực hiện được chức năng thải độc cho cơ thể, nếu dùng TPCN từ thảo dược không rõ nguồn gốc, xuất xứ có thể bị đào thải chậm, gây tích tụ chất độc trong cơ thể.

2. Nguy cơ khi dùng thực phẩm chức năng từ thảo dược

- Không được quản lý thành phần, chất lượng: Các sản phẩm thực phẩm chức năng thường không được quản lý chặt chẽ như thuốc. 

- Có thể chứa chất gây hại thận như axit aristolochic

photo-1660537643962

Một số thảo dược chứa axit aristolochic không tốt cho người bệnh thận.

-Có thể chứa kim loại nặng 

-Hiệu quả chữa bệnh chưa được kiểm chứng: Có rất ít nghiên cứu cho thấy liệu TPCN từ thảo dược có mang lại lợi ích thực sự hay không và thậm chí còn ít thông tin hơn ở những bệnh nhân bị bệnh thận.

- Gây tương tác thuốcCác TPCN từ thảo dược có thể tương tác với các loại thuốc kê đơn gây tình trạng giảm hoặc tác dụng của thuốc.

3. Thảo dược nào người bệnh thận cần tránh 

3.1 Thảo dược chứa kali

Kali là một khoáng chất cần được hạn chế trong chế độ ăn uống của những người bị bệnh thận, đặc biệt đối với những người đang chạy thận nhân tạo. 

Các chất bổ sung thảo dược có kali bao gồm: Mướp đắng (quả, lá), lá rau mùi, sả, lá tỏi, củ nghệ, đu đủ (lá, quả), rau diếp xoăn, lá và rễ bồ công anh, rau má...

3.2 Thảo dược chứa phốt pho

Phốt pho cũng là một khoáng chất cần được hạn chế trong chế độ ăn uống của những người bị bệnh thận, đặc biệt là đối với những người đang chạy thận nhân tạo. 

Một số chất bổ sung thảo dược có phốt pho bao gồm: Lá rau mùi, hoa anh thảo, hạt lanh, hạt hướng dương, nghệ, cây kế sữa, hành lá...

4. Tương tác thuốc cần đặc biệt chú ý

Nhiều thực phẩm chức năng từ thảo dược có thể tương tác với thuốc theo đơn như bạch quả, tỏi, nhân sâm, gừng... Ngoài ra, nếu bạn ghép thận, bạn sẽ có nguy cơ đặc biệt cao. Các tương tác bất lợi này có thể khiến tình trạng bệnh thận ngày càng nghiêm trọng hơn.

Mời bạn xem tiếp video:

Những bài thuốc giúp phòng ngừa và trị cảm cúm


Lê Thu Lương
Theo kidney
Ý kiến của bạn