Hà Nội

Thực hư về vai trò làm trắng da của vitamin C

25-08-2021 05:45 | An toàn dùng thuốc

SKĐS-Sau một mùa hè nắng nóng nực, khiến làn da trở nên đen xạm. Nhiều chị em phụ nữ tin rằng nếu sử dụng vitamin C liều cao hoăc sử dụng mỹ phẩm chứa vitamin C sẽ lấy lại làn da trắng sáng. Sự thật thế nào?

Ẩn họa của việc  làm trắng da “thần tốc”Ẩn họa của việc làm trắng da “thần tốc”

SKĐS - Theo TS.BS Lê Thái Vân Thanh, màu sắc làn da được quyết định phần lớn bởi yếu tố gien di truyền. Cho nên, một người thuộc chủng tộc da vàng không nên và không thể kỳ vọng hay quyết tâm có làn da trắng khỏe một cách tự nhiên như của người da trắng.

Da có cơ chế tự bảo vệ

Theo BS.Ngô Đức Hùng (Bệnh viện Bạch Mai), có một sự thật thú vị là làn da, đặc biệt là những vùng tiếp xúc với ánh sáng, được bảo vệ bởi môi trường acid. Các chất dầu, chất nhờn tiết ra đều là các chuỗi carbon có gốc COOH - là acid. Đó là lý do độ pH của làn da khỏe luôn ở mức hơi toan, nghĩa là pH trong khoảng từ 4 - 5 (để dễ so sánh thì nước tinh khiết có pH là 7, còn nước cốt chanh pH khoảng 2 - 3). Và nếu chỉ số pH này trên da thay đổi, thì làn da dễ bị tổn thương.

Vitamin C có làm trắng da được không? - Ảnh 2.

Các loại quả chứa nhiều vitamin C.

Các chất tạo ra môi trường acid trên da có tác dụng kìm hãm sự sinh sôi nảy nở của vi khuẩn trên bề mặt da, giữ cho chúng ở mức độ cân bằng. Ngoài ra, chúng còn làm ẩm da, giúp tế bào biểu bì giữ nước, chống lại các tác nhân vật lý hoá học tấn công hàng ngày như ánh nắng, tia bức xạ, tia tử ngoại, các yếu tố làm lão hoá và gây sạm da.

Chính tính acid này giúp ức chế các tế bào tiết melanin - hắc sắc tố - thứ được da chúng ta huy động để chống lại ánh nắng và cũng là nguyên nhân khiến cho da chúng ta đen sạm đi khi phơi nắng.

Thế nên, acid có tác dụng làm sáng da, nhưng cũng tiêu diệt tế bào da nếu không biết cách dùng.

Cũng theo BS.Ngô Đức Hùng, một điều thú vị khác nữa, trong một loạt các acid có tác dụng ức chế melanin, thì có 2 loại thân thiện với cơ thể người đã được biết tới với vai trò là vitamin cần thiết cho sự sống. Đó là vitamin Avitamin C. Các dẫn xuất của vitamin A chống lão hoá, cải thiện chức năng của làn da.

Còn vitamin C cải thiện sắc tố da, giảm thâm, làm sáng và chống oxy hoá. Tuy nhiên Vitamin C có nhược điểm là bị oxy hóa mất tác dụng, do vậy có bôi lên da cũng chả tác dụng gì.

Vitamin C có làm trắng da?

BS.Hùng cho biết: Vitamin C có nhiều tác dụng đối với cơ thể như tác động vào quá trình sản sinh collagen. Nếu sử dụng ở liều 1000mg trong ngắn hạn giúp giảm viêm ở các khối cơ bị làm việc quá tải. Tuy nhiên, nếu uống thừa vitamin C dài hạn có thể gây nhiễm acid ống thận, tạo điều kiện cho một số bệnh chuyển hóa xuất hiện, giúp ức chế tế bào tiết chất melanin.

Vitamin C có làm trắng da được không? - Ảnh 4.

Để vitamin C có trong mỹ phẩm làm trắng da đạt yêu cầu là rất khó.

Hơn nữa, vitamin C tan trong nước, nên dễ bị đào thải ra ngoài qua đường tiểu. Vì thế nếu uống vitamin C liều quá cao, kéo dài không có ích trong điều trị bất kỳ bệnh lý gì, kể cả giúp làm trắng da. Đó là chưa kể một số chị em được khuyên dùng vitamin C đường tiêm tĩnh mạch, dễ có nguy cơ sốc phản vệ. - BS. Hùng cảnh báo.

Về vitamin C trong mỹ phẩm bôi ngoài da đạt yêu cầu, thì sản phẩm phải có thành phần mô phỏng gần nhất quá trình sinh hoá của làn da. Nhưng nhược điểm lớn nhất của vitamin C là rất dễ kích ứng đối với da nhạy cảm. Ngoài ra nó cũng dễ bị oxy hoá mất tác dụng. Khi bôi lên da có thể gây vàng da và gây kích ứng cho da. Do đó, nếu chọn mỹ phẩm có chứa vitamin C làm trắng da, cần cân nhắc đến khả năng loại bỏ những yếu tố nguy cơ này.

Muốn vitamin C có tác dụng ở mỹ phẩm, thì mỹ phẩm đó phải ổn định và bảo vệ được vitamin C không bị oxy hóa và ngấm được xuống lớp tế bào biểu bì - điều này là rất khó.

Ngoài ra, do da có cơ chế một chiều, các mỹ phẩm cũng khó có thể thấm được vào sâu đến hạ bì - nơi các tế bào sản xuất melanin. Do đó, vitamin C cần có hoạt chất giúp nó đi sâu vào bên trong thì mới có tác dụng mà thực tế, không phải mỹ phẩm nào cũng làm được điều này.

Mời độc giả xem thêm video đang được quan tâm:

Nguyên nhân gây rụng tóc và cách điều trị

Thu Hà
Ý kiến của bạn