Hà Nội

Thực hư tác dụng của nghệ trong việc hỗ trợ điều trị ung thư?

24-08-2014 06:00 | Y học 360
google news

Gần đây, có nhiều ý kiến cho rằng, tinh bột nghệ còn có khả năng hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư. Thực hư việc này như thế nào?

Theo y học cổ truyền, nghệ có tác dụng hành khí, phá ứ huyết, lương huyết, thông kinh lạc. Ngoài ra, tinh bột nghệ còn có khả năng chữa viêm loét dạ dày, tá tràng. Gần đây, có nhiều ý kiến còn cho rằng, tinh bột nghệ còn có khả năng hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư. Thực hư việc này như thế nào?

Củ nghệ chữa bách bệnh, gồm... cả ung thư?

Dân gian coi nghệ là vị thuốc có tác dụng hàn gắn vết thương nên thường bôi lên các mụn nhọt sắp khỏi để mau liền miệng, lên da non và không để lại sẹo xấu.

  • Tinh bột nghệ còn có khả năng hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư?
    Theo dân gian, nghệ và tinh bột nghệ có thể chữa được khá nhiều bệnh.

Thực tế, nhiều bài thuốc dân gian từ nghệ được lưu truyền đã điều trị hoặc hỗ trợ điều trị rất hiệu quả. Ví dụ như: Bột nghệ - rau má: Có tác dụng thanh nhiệt, tiêu viêm, sát khuẩn, sinh da non; dùng chữa vết thương phần mềm mới hoặc đã nhiễm khuẩn.

Cao nghệ lá sim: Loại cao này có tác dụng hoạt huyết, tiêu viêm, giảm đau, sinh da non; dùng chữa vết bỏng đã bị loét hoặc các vết thương phần mềm.

Thuốc uống: Có tác dụng hoạt huyết, chống viêm và giảm đau, giúp vết thương mau lành và cơ thể chóng hồi phục; rất tốt cho các trường hợp tổn thương phần mềm, bong gân, sai khớp, gãy xương, tụ máu, sưng đau. Nên dùng kết hợp với thuốc bôi ngoài.

Thời gian gần đây, nhiều người đã dùng bột nghệ để chữa bệnh đau dạ dày, vàng da, đau bụng sau sinh, điều trị bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng. Trong các bài thuốc này, y học cổ truyền thường phối chế nghệ với mật ong.

Ngoài ra dân gian còn lưu truyền nhiều bài thuốc từ nghệ, như: Chữa chứng huyết ứ, hành kinh không thông, chữa chứng nôn ở trẻ đang bú, chữa cam tích, trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, đầy bụng, đau bụng từng cơn do nhiễm khí lạnh...

Ở Ấn Độ và nhiều nước, cả phương Đông lẫn phương Tây, sử dụng như một loại dược liệu trị bách bệnh. Người Ấn Độ dùng củ nghệ như một thảo dược trong thuốc Ayurvedic, có thể chữa nhiều bệnh từ viêm khớp đến bất lực và hiếm muộn.

Ngoài ra, củ nghệ còn giúp trị đau răng và ngừa sâu răng, giảm đau bao tử, giúp tiêu hoá và tạo cảm giác thèm ăn. Nhỏ nước nghệ đã đun sôi vào mũi giúp chữa đau đầu và chứng mất ngủ.

Gần đây, có nhiều ý kiến cho rằng, ngoài những công dụng tuyệt vời như ở trên, tinh bột nghệ còn có khả năng hỗ trợ điều trị căn bệnh ung thư.

Nhà khoa học nói gì?

Chỉ cần lên google tìm kiếm với từ khóa “tinh bột nghệ” hay “tinh nghệ” kết quả cho thấy có đến gần 7 triệu kết quả với vài chục website, hàng trăm quảng cáo bán tinh bột nghệ cùng những cụm từ khá ấn tượng như: Tinh bột nghệ “đẩy lùi ung thư” “tinh bột nghệ chứa chất hủy diệt ung thư”… Sự thật, bột nghệ có khả năng điều trị bệnh ung thư hay không?

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Đào Văn Phan - Nguyên Trưởng bộ môn Dược lý - Trường Đại học Y Hà Nội: Cây nghệ đã được sử dụng trong y học cổ truyền từ vài trăm năm nay với tác dụng chống viêm, kháng khuẩn, giải độc gan, chống viêm loét dạ dày, đặc biệt là dùng cho phụ nữ sau sinh.

Đến thế kỉ 20, các nhà khoa học đã tìm ra hoạt chất chính mang lại tác dụng của nghệ là Curcumin. Qua các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy Curcumin có khả năng tiêu diệt chọn lọc các tế bào ung thư nhưng không ảnh hưởng đến tế bào lành. Tuy nhiên, khi nghiên cứu trên người, để đạt được hiệu quả điều trị, thì bệnh nhân ung thư phải uống tới 12-20g, tương đương 24-40 viên Curcumin 500mg hoặc 4-6 lạng bột nghệ.

"Đây là liều rất cao, bệnh nhân không thể tuân thủ do mùi vị khó chịu và gây kích ứng đường tiêu hóa. Vì vậy với liều dùng hiện tại thì tôi tin rằng tinh bột nghệ hay viên nang curcumin gần như không có hiệu quả với bệnh ung thư" - Giáo sư, Tiến sĩ Đào Văn Phan khẳng định.

Theo ông Phan, để đạt được nồng độ trong máu đủ phát huy hiệu quả thì bệnh nhân phải uống liều cao Curcumin hoặc sử dụng các dạng bào chế giúp tăng tối đa độ hấp thu như bổ sung các chất phụ trợ (piperin), tạo phức chelat của curcumin với các kim loại, curcumin dạng liposome, và đặc biệt là Nano hóa.

Công nghệ nano giúp tạo ra các tiểu phân Nano Curcumin có kích thước siêu nhỏ dưới 100nm, bằng 1/80.000 sợi tóc, xâm nhập tốt vào tế bào và độ hấp thu có thể lên tới 90-95%

Theo Giáo sư, Tiến sĩ Đào Văn Phan, hàng nghìn năm nay dân ta vẫn dùng nghệ trong đông y và làm gia vị hàng ngày. Đến khi làm thực nghiệm phát hiện ra Curcumin có tác dụng hỗ trợ điều trị ung thư, nhưng lại phải sử dụng liều quá cao, không thể ứng dụng trong thực tiễn lâm sàng. Chỉ đến khi chế tạo thành công Nano Curcumin, thì các nhà khoa học mới đánh thức được tiềm năng chữa bệnh của nghệ vàng - một dược liệu lâu đời.

Ông Phan cho biết, tại hội thảo “Ứng dụng Nano Curcumin trong phòng và trị bệnh” do Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ VN và Hội Nội Khoa VN tổ chức đã công bố VN trở thành nước thứ 10 sản xuất thành công Nano Curcumin, với tên gọi CumarGold.

Trong một nghiên cứu mới đây của Đại học Quốc gia Hà Nội cho thấy, Nano Curcumin (CumarGold) của Viện Hàn lâm Khoa học Việt Nam sản xuất ưu việt hơn hẳn Curcumin thông thường cả về độ tan, độ xâm nhập và khả năng ức chế tế bào ung thư.

 

 


Ý kiến của bạn