Thực hiện chế độ dinh dưỡng, vận động khoa học để phòng chống dịch bệnh

26-08-2020 10:30 | Y học 360
google news

SKĐS - Việc ăn uống đủ dinh dưỡng và vận động thường xuyên giúp hệ miễn dịch khỏe, tăng đề kháng phòng dịch bệnh được chuyên gia y tế đánh giá quan trọng như tiêm vắc xin.

COVID-19 đang đặt cộng đồng vào thách thức khó khăn. Khi chưa có vắc xin, việc đối phó hoàn toàn phụ thuộc vào hệ thống y tế, ý thức cá nhân cũng như sức khỏe của từng người. Tuy nhiên, việc hạn chế đi lại, cách ly gây ra nhiều khó khăn cho tập luyện cũng như chăm sóc dinh dưỡng. Ăn gì và tập luyện ra sao để đủ sức chống chọi dịch bệnh là câu hỏi của hầu hết mọi người.

Bài học hữu ích rút ra là, tại các khu cách ly, những "chiến sĩ blouse trắng" chú trọng tập thể dục, quan tâm chế độ dinh dưỡng, để đủ sức khỏe tốt làm nhiệm vụ, tránh bị lây nhiễm chéo từ bệnh nhân. Y bác sĩ cũng khuyến khích bệnh nhân vận động, cố gắng ăn uống đủ chất có sức chống chọi bệnh tật.

Thầy thuốc Ưu tú, Tiến sĩ, Bác sĩ Phạm Thị Thu Hương – Nguyên Trưởng khoa Dinh dưỡng lâm sàng và Tiết chế Viện Dinh dưỡng Quốc gia tư vấn chế độ ăn uống đủ chất cho một cặp vợ chồng trung niên tại Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome.

Đây cũng là điều được Phó Giáo sư, Tiến sĩ Trần Đắc Phu, Nguyên Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng, Cố vấn Trung tâm đáp ứng khẩn cấp sự kiện y tế công cộng Việt Nam (Bộ Y tế) nhấn mạnh. Theo ông, có hai loại “vắc xin” rất quan trọng cho sức khỏe mà mỗi người đều có thể tự tạo để phòng chống dịch bệnh nhưng chúng ta lại không biết hoặc ít quan tâm, đó là dinh dưỡng và vận động.

Chế độ dinh dưỡng cân đối giúp hệ miễn dịch hoạt động tốt, góp phần phòng nhiều bệnh, trong đó có thể tăng cường khả năng chống đỡ COVID-19. Vận động thể lực thường xuyên tăng hiệu suất làm việc của tim, giảm cholesterol máu, lưu thông khí huyết, tinh thần sảng khoái, tăng sản xuất nội tiết tố có lợi cho sức khỏe…

"Nếu COVID-19 tấn công mà "hàng phòng vệ" của cơ thể suy yếu thì khó chống chọi lại nổi. Đó là một trong những lý do góp phần khiến cho số ca nhiễm SARS-CoV-2 diễn biến nặng trong thời gian gần đây khi bệnh rơi vào những người có bệnh nền nặng, cơ thể đang suy yếu. Tuy nhiên chưa phải ai cũng quan tâm đến việc ăn gì, tập thế nào cho có sức khỏe tốt để phòng bệnh". Thầy thuốc Ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Bạch Mai – Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, Giám đốc Y khoa miền Bắc, Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome cảnh báo khi thấy nhiều người vẫn đang ăn uống, tập thể dục sai cách hoặc còn lơ là.

Dinh dưỡng thiếu cân đối khiến khả năng phòng dịch bệnh giảm

Mất cân bằng dinh dưỡng trong chế độ ăn dẫn đến nhiều bệnh, nhất là các bệnh lý mạn tính không lây như tim mạch, đái tháo đường, tăng huyết áp, ung thư... Theo Hội Nội tiết và Đái tháo đường, Việt Nam là một trong những quốc gia châu Á có tỷ lệ bệnh nhân đái tháo đường cao với 5,5% dân số trong độ tuổi 20-79. Khoảng 13,7% dân số mắc tiền đái tháo đường.

Bệnh nhân có bệnh lý nền nếu mắc SARS-CoV-2  càng làm cho bệnh trầm trọng. Những ca tử vong vì COVID-19 tại Việt Nam gần đây đều có bệnh lý nền.

Tại Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome, các đầu bếp sẽ trực tiếp hướng dẫn khách hàng các bước chọn thực phẩm, chế biến món ăn đúng cách, đơn giản, cách xây dựng thực đơn đủ chất, phù hợp với sở thích cá nhân.

Với trẻ nhỏ, tình trạng thiếu hụt vi chất rất đáng ngại. Phó Giáo sư Lê Bạch Mai chia sẻ, thiếu vi chất dinh dưỡng giống như "nạn đói tiềm ẩn" bởi dấu hiệu không rõ ràng nhưng hậu quả nghiêm trọng, gây suy giảm tâm thần, sức khỏe kém, giảm chỉ số thông minh, năng suất học tập thấp. Trường hợp nặng có thể dẫn đến tử vong.

"Rất ít người biết bản thân, con cái đang thiếu hụt vi chất. Không chỉ trẻ biếng ăn, suy dinh dưỡng, còi xương bị thiếu vi chất mà cả trẻ thừa cân, béo phì vẫn thiếu chất", Phó Giáo sư Lê Bạch Mai nói. Đó cũng là lý do quan tâm chăm sóc dinh dưỡng 1.000 ngày đầu đời nhằm phòng chống suy dinh dưỡng bà mẹ, trẻ em, nâng cao tầm vóc người Việt Nam được coi trọng và nằm chiến lược của Bộ Y tế.

Mối nguy khi ít vận động

Sự thiếu hụt vi chất dinh dưỡng ảnh hưởng đến khả năng vận động bởi mối quan hệ mật thiết giữa dinh dưỡng và vận động sẽ tạo nên nền tảng phát triển vững chắc. Nhưng thực tế lại đang chỉ ra phần lớn người dân không nắm rõ mối liên quan này. Trẻ em thừa cân, béo phì ngày càng tăng còn do ít hoạt động thể lực, lười vận động. Năm 2019, Việt Nam là một trong 10 nước mà người dân lười vận động nhất thế giới.

Thầy thuốc Ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, Đại tá Nguyễn Thanh Chò, Nguyên Chủ nhiệm Bộ môn Dinh dưỡng, Bệnh viện Quân Y 103 - Học viện Quân Y, Bác sĩ Dinh dưỡng Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động Nutrihome cho biết, trẻ em thiếu vi chất (vitamin A, C, D, canxi...) dẫn tới cơ xương khớp yếu, khả năng vận động giảm và có nguy cơ bị còi xương. Cha mẹ không cho trẻ vận động thường xuyên và đúng cách dẫn tới trẻ thừa cân nhưng lại thiếu một số dưỡng chất giúp hệ xương phát triển. Do trẻ bụ bẫm nên phụ huynh thường lơ là dinh dưỡng cho bé.

Một bệnh nhân lớn tuổi được huấn luyện viên của Trung tâm Dinh dưỡng – Y học Vận động NutriHome hướng dẫn bài tập tăng cường sức khoẻ và có lợi cho cơ xương khớp.

Ngoài ra, "Trẻ dưới 2 tuổi nên tầm soát cơ xương khớp vì nhiều bất thường ở trẻ nếu không được phát hiện sớm và can thiệp kịp thời sẽ để lại di chứng về sau, ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ và chất lượng sống của trẻ", Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thuỵ Song Hà, Giám đốc chuyên môn Y học Vận động tại Nutrihome nói.

Trong khi đó, với người trưởng thành và người lớn tuổi, ít vận động hay vận động không đúng là nguyên nhân khiến sức khỏe suy giảm, sức đề kháng kém, khả năng chống đỡ bệnh tật yếu và nếu đang mắc các bệnh lý nền thì tình trạng bệnh sẽ nhanh tiến triển xấu.

Theo các chuyên gia, cùng với dinh dưỡng, vận động, tiêm vắc xin đầy đủ sẽ tạo nên hệ thống phòng bệnh vững chắc chống lại virus, vi khuẩn. Khi chưa được tiếp cận với vắc xin COVID-19, thì việc tiêm vắc xin phòng các bệnh truyền nhiễm nguy hiểm khác sẽ tạo cơ hội cho hệ miễn dịch được "tập luyện", sẵn sàng ứng phó tác nhân gây bệnh.

Tất cả vấn đề liên quan đến dinh dưỡng, vận động phòng Covid-19 và các bệnh lý nguy hiểm cho trẻ em, người lớn, cách phòng ngừa, thiết lập lối sống lành mạnh... được chia sẻ trong Chương trình Tuần Tư vấn online “Dinh dưỡng, Y học Vận động cho Trẻ em và Người lớn – Khỏe để phòng, chống dịch bệnh” diễn ra từ ngày 25/08 - 31/08.

Chương trình với sự tham gia của 10 bác sĩ đầu ngành đến từ Nutrihome - Hệ thống trung tâm khám, tư vấn, điều trị dinh dưỡng và y học vận động chuyên sâu quy mô lớn đầu tiên tại Việt Nam như Thầy thuốc Ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ Lê Bạch Mai; Thầy thuốc Ưu tú, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ, Đại tá Nguyễn Thanh Chò; Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ Nguyễn Văn Quang; Tiến sĩ, Bác sĩ Đào Thị Yến Phi; Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc An Pha; Thạc sĩ, Bác sĩ Nguyễn Thụy Song Hà… Độc giả gửi câu hỏi tại đây.

 

Hệ thống Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động Nutrihome mang đến dịch vụ khám, tư vấn toàn diện về dinh dưỡng và y học vận động, thiết kế và hướng dẫn thực đơn dinh dưỡng, bài tập vận động, thực hiện các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh... cho mọi độ tuổi từ trẻ em đến người lớn; giúp tăng cường sức khoẻ, thể lực, tầm vóc, nâng cao sức đề kháng, góp phần hỗ trợ phòng, chống dịch bệnh và các bệnh mạn tính.

- Tại Hà Nội: Số 3 Cầu Giấy, phường Láng Thượng, quận Đống Đa

- Tại TP HCM: Số 198 Hoàng Văn Thụ, phường 9, quận Phú Nhuận

Thời gian làm việc: Thứ Hai đến Chủ nhật, 7h - 19h (không nghỉ trưa)

Tổng đài tư vấn và đặt lịch khám: 1900 633 599

Website https://nutrihome.vn/

Fanpage Nutrihome - Trung tâm Dinh dưỡng - Y học Vận động

 


Thanh Danh
Ý kiến của bạn