Nhóm giải pháp về truyền thông - giáo dục sức khỏe
Trong những năm vừa qua, công tác truyền thông - giáo dục sức khỏe bà mẹ - trẻ em (BM-TE) đã được chú trọng đặc biệt. Bộ Y tế đã chỉ đạo, hướng dẫn các địa phương phát triển rộng khắp hình thức truyền thông trực tiếp tại hộ gia đình thông qua mạng lưới nhân viên y tế thôn, bản. Song song với truyền thông trực tiếp, Bộ Y tế cũng đã phối hợp với nhiều cơ quan thông tin đại chúng truyền thông vận động chính sách cho công tác chăm sóc sức khỏe BM-TE .
Nhóm giải pháp tăng cường năng lực chuyên môn, kỹ thuật trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe BM-TE cho các cơ sở cung cấp dịch vụ các tuyến.
Tiêm chủng mở rộng đã đóng góp đáng kể vào việc làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Ảnh: TM |
Bộ Y tế đã xây dựng và ban hành Hướng dẫn quốc gia về các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản, đây là cuốn cẩm nang cho toàn ngành y tế để thực hiện một cách chuẩn mực các dịch vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản cho nhân dân. Đồng thời, Bộ Y tế cũng xây dựng nhiều tài liệu hướng dẫn chuyên môn như Hướng dẫn xử trí tai biến sản khoa, Hướng dẫn về sàng lọc ung thư cổ tử cung, Hướng dẫn thẩm định tử vong mẹ, Hướng dẫn tổ chức triển khai đơn nguyên sơ sinh tại cơ sở y tế, Tài liệu đào tạo về hồi sức cấp cứu trong sản khoa, Tài liệu đào tạo về chăm sóc, điều trị và hồi sức sơ sinh, Tài liệu đào tạo cô đỡ thôn, bản...
Song song với công tác đào tạo nâng cao năng lực, Bộ Y tế cũng chỉ đạo các BV đầu ngành sản/nhi tiến hành thường xuyên các hoạt động giám sát hỗ trợ, chuyển giao kỹ thuật cho các tỉnh/TP trong toàn quốc.
Học tập kinh nghiệm quốc tế cũng như trong nước, Bộ Y tế đã chỉ đạo triển khai mạnh mẽ một số can thiệp đã được chứng minh là có hiệu quả cao trong việc cải thiện tình trạng sức khỏe, giảm tỷ lệ bệnh tật và tử vong trẻ em như:
Đẩy mạnh chương trình tiêm chủng mở rộng
Tiêm chủng đã đóng góp đáng kể vào việc làm giảm tỷ lệ tử vong ở trẻ em. Sự thành công của Chương trình tiêm chủng mở rộng là yếu tố quyết định nhất trong việc làm giảm đáng kể tỷ lệ tử vong ở trẻ em tại Việt Nam. Việt Nam đang tiến tới loại trừ bệnh sởi, giảm số mắc nhỏ hơn 1/1 triệu dân. Trong vòng 5 năm gần đây, Việt Nam đã khống chế tỷ lệ mắc bạch hầu xuống dưới 0,04/100.000 dân. Liên tục từ năm 2006 đến nay không có ca tử vong do ho gà. Trong vòng 5 năm gần đây đã khống chế tỷ lệ mắc ho gà xuống dưới 0,32/100.000 dân.
Bổ sung vi chất dinh dưỡng, đặc biệt là Vitamin A, sắt axit folic, Vitamin K1. Các chiến dịch uống Vitamin A được tổ chức định kỳ hàng năm trên toàn quốc đã giúp giảm đáng kể tỷ lệ trẻ em bị khô mắt, mù lòa do thiếu Vitamin A.
Việc bổ sung viên sắt axit folic cho phụ nữ có thai đã làm giảm tình trạng phụ nữ có thai bị thiếu máu dẫn đến tai biến sản khoa, sơ sinh dị tật hoặc nhẹ cân, non yếu, từ đó làm giảm được tử vong bà mẹ và sơ sinh.
Việc đưa "tiêm Vitamin K1" cho trẻ sơ sinh ngay sau đẻ trở thành một hoạt động thường quy tại các cơ sở y tế đã làm giảm rõ rệt trẻ sơ sinh bị xuất huyết não, màng não.
Đào tạo về cấp cứu sản khoa và hồi sức sơ sinh nhằm cứu sống tính mạng của phụ nữ và trẻ sơ sinh:
Vụ Sức khỏe Bà mẹ - Trẻ em, Bộ Y tế đã phối hợp với các BV đầu ngành như Bạch Mai, Phụ sản TW, Nhi TW, Từ Dũ xây dựng, cập nhật các chương trình, tài liệu đào tạo về cấp cứu sản khoa và hồi sức sơ sinh để đào tạo cho các địa phương. Chỉ tính riêng trong năm 2012, đã có 7.995 cán bộ y tế trực tiếp đỡ đẻ tại tất cả các tuyến, bao gồm cả y tế tư nhân được đào tạo cập nhật kiến thức, kỹ năng mới trong cấp cứu sản khoa. Kết quả sau những khóa đào tạo này, nhiều trường hợp tai biến sản khoa nghiêm trọng đã được cứu sống, điển hình là hai ca tắc mạch ối gần đây tại BV Phụ sản TW và BV Bãi Cháy, Quảng Ninh.
Ngoài ra, Bộ Y tế cũng triển khai các giải pháp như: đào tạo cô đỡ thôn bản người dân tộc thiểu số tại các vùng đặc biệt khó khăn; Triển khai Đơn nguyên sơ sinh tại BV huyện; Triển khai khám sàng lọc Nhiễm khuẩn đường sinh sản/Bệnh lây truyền qua đường tình dục và phát hiện sớm ung thư sinh sản ở phụ nữ; Đẩy mạnh công tác thẩm định Tử vong mẹ trên toàn quốc.
Mời bạn đọc xem tiếp trên SK&ĐSsố 174