Hà Nội

Thực hành những thói quen lành mạnh khi sử dụng PrEP

28-09-2023 07:07 | An toàn dùng thuốc
google news

SKĐS - Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo, điều trị dự phòng trước phơi nhiễm HIV (PrEP) như một biện pháp dự phòng bổ sung, trong gói dự phòng tổng thể cho những người có nguy cơ lây nhiễm HIV cao.

Hiện nay, PrEP được cung cấp tại 29 tỉnh, thành phố trên toàn quốc với 210 cơ sở triển khai cung cấp dịch vụ PrEP (gồm cả nhà nước và tư nhân). Với tác dụng của PrEP, Bộ Y tế dự kiến sẽ triển khai biện pháp điều trị dự phòng này ra tất cả các tỉnh, thành phố trên toàn quốc trong thời gian tới. Hãy liên hệ với các cơ sở điều trị HIV/AIDS hoặc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật các tỉnh, thành phố để được biết thêm thông tin chi tiết.

Tuy nhiên khi sử dụng PrEP cần duy trì thực hành những thói quen lành mạnh dưới đây:

1. Xét nghiệm thường xuyên

PrEP chỉ dành cho người không nhiễm HIV. Hãy chắc chắn rằng bạn có kết quả xét nghiệm âm tính trước khi bắt đầu và kiểm tra lại ba tháng một lần khi bạn đang dùng thuốc uống hoặc cứ sau 8 tuần, nếu bạn dùng thuốc tiêm.

Xét nghiệm thường xuyên rất quan trọng, không chỉ đối với sức khỏe của bạn mà còn vì nếu dùng PrEP khi bạn nhiễm HIV, có thể khiến cơ thể kháng lại một số loại thuốc điều trị HIV. Điều này làm cho HIV của bạn khó điều trị hơn.

photo-1695820304349

PrEP chỉ dành cho người âm tính với HIV.

2. Biết PrEP nào là tốt nhất

PrEP có dạng viên uống hoặc tiêm. Thuốc có thể sử dụng hàng ngày, theo yêu cầu (tình huống) hoặc tác dụng kéo dài. 

Bác sĩ sẽ giúp bạn chọn hình thức PrEP phù hợp, tốt nhất cho bạn.

3. Nắm được tác dụng phụ của thuốc

Hầu hết mọi người đều dung nạp PrEP tốt, nhưng bạn có thể gặp các tác dụng phụ như tiêu chảy, buồn nôn, nhức đầu, mệt mỏi và đau dạ dày. Các tác dụng phụ này thường kéo dài trong vài ngày hay vài tuần, nhưng thường không quá 1 tháng mà không cần ngừng PrEP.

Hãy nói chuyện với bác sĩ nếu bạn gặp phải những cơn nghiêm trọng của bất kỳ dấu hiệu nào trong số này hoặc chúng không biến mất theo thời gian.

4. Hãy dùng thuốc nhất quán, đều đặn hàng ngày

PrEP sẽ kém hiệu quả hơn rất nhiều khi không được dùng theo chỉ định của bác sĩ. Do đó, cần uống thuốc đều đặn 1 viên mỗi ngày, vào 1 thời điểm nhất định. Dùng các biện pháp hỗ trợ như hẹn giờ, ứng dụng điện thoại nhắc nhở… để khỏi quên. Nếu lỡ quên hãy uống ngay khi nhớ ra (nhưng không uống quá 2 viên trong 24 giờ).

PrEP đạt hiệu quả bảo vệ tối đa khi dùng 7 ngày liên tục với quan hệ tình dục hậu môn và 21 ngày liên tục đối với quan hệ tình dục âm đạo hoặc tiêm chích ma túy.

photo-1695820305951

Cần uống thuốc đều đặn 1 viên mỗi ngày vào 1 thời điểm nhất định.

5. Thực hành các hành vi an toàn

PrEP phòng lây nhiễm HIV nhưng không phòng được các bệnh lây truyền qua đường tình dục khác như lậu, giang mai, viêm gan B, C… Do đó, hãy sử dụng bao cao su khi quan hệ tình dục và bơm kim tiêm sạch khi tiêm chích để giảm nguy cơ hơn nữa.

6. Không tự ý ngừng thuốc

Trong các trường hợp: Không còn nguy cơ nhiễm HIV, không muốn uống thuốc hàng ngày và muốn sử dụng các biện pháp dự phòng khác hoặc gặp các tác dụng phụ ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống… bạn có thể cần phải ngừng thuốc. Tuy nhiên, bạn cần trao đổi với bác sĩ trước khi muốn ngừng sử dụng PrEP.

Mặc dù sử dụng PrEP có hiệu quả cao và an toàn, nhưng không dành cho tất cả mọi người có nhu cầu. Với PrEP uống hàng ngày, không dùng cho:
- Người có HIV dương tính.
- Người có bệnh lý về thận.
- Người có dấu hiệu nhiễm HIV cấp hoặc có khả năng mới nhiễm HIV.
- Người dị ứng hoặc có chống chỉ định với bất kỳ thuốc nào trong phác đồ PrEP.
- Người nhẹ cân (dưới 35 kg).
- Người phơi nhiễm với HIV trong vòng 72 giờ qua.
- Nếu chỉ có một bạn tình duy nhất, xét nghiệm tải lượng HIV của bạn tình nhiễm HIV đang điều trị ARV <200 bản sao/ml và tuân thủ điều trị tốt...
Triển khai PrEP theo mô hình cung cấp dịch vụ toàn diện về dự phòng và điều trị HIVTriển khai PrEP theo mô hình cung cấp dịch vụ toàn diện về dự phòng và điều trị HIV

SKĐS - Với sự hỗ trợ của Dự án EPIC do CDC Hoa Kỳ tài trợ, Cục Phòng, chống HIV/AIDS vừa tổ chức tập huấn triển khai dịch vụ PrEP theo mô hình cung cấp dịch vụ toàn diện về dự phòng và điều trị HIV (OSS).

Mời độc giả xem thêm video:

Bạn hỏi - Chuyên gia trả lời: Tất tần tật về HIV/AIDS.


DS. Hoàng Thu Thủy
Ý kiến của bạn